Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá than sẽ giảm vào 2012 nhờ nguồn cung tăng

Một mỏ than ở Queensland. (Nguồn: abc.net.au)
Thời tiết miền Bắc bắt đầu chuyển lạnh, đồng thời hiện giờ đang là mùa cưới nên thị trường chăn, ga, gối, đệm đã bắt đầu sôi động.

Mặc dù trên thị trường tràn ngập các sản phẩm chăn ga đệm, song để mua được sản phẩm với giá cả hợp túi tiền, chất lượng được đảm bảo là điều không hề dễ đối với người tiêu dùng.

Hàng Việt đã có chỗ đứng

Dạo qua các cửa hàng trên các phố Khâm Thiên, Hàng Điếu, Chùa Bộc và tại các chợ Đồng Xuân, chợ Hôm... người dùng có thể dễ dàng thấy mặt hàng ga, đệm đã rục rịch vào mùa từ khá sớm. Giá vào thời điểm này hầu hết đều tăng nhẹ so với năm trước khoảng 10%.

Chủ một cửa hàng chăn ga đệm trên phố Chùa Bộc cho biết, giá năm nay tăng nhẹ so với năm ngoái là do giá đầu vào, chi phí vận chuyển tăng cao. Ngoài ra, hiện cũng đang là giữa mùa cưới nên lượng tiêu thụ khá mạnh.

Mặc dù giá tăng hơn so với năm ngoái song không khí mua hàng lại rất sôi động. Mặt hàng chăn ga được ưa chuộng và bán chạy hơn cả có xuất xứ Hàn Quốc và sản phẩm Sông Hồng của Việt Nam với đủ chất liệu gấm, cotton...

Theo khảo sát, hàng đệm bông Fusan Hàn Quốc giá dao động từ 2-4 triệu đồng/chiếc, hàng chăn đệm Sông Hồng có giá từ 1,5-2 triệu đồng/chiếc, hàng bình dân giao động từ 700.000-1,5 triệu đồng/chiếc, đệm cao cấp giá 3-4 triệu đồng/chiếc, bộ chăn ga gối giá từ 2,5 triệu đồng trở lên.

Nhiều cửa hàng chăn ga, gối đệm cao cấp cho biết, hàng Việt Nam hiện bắt đầu có chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng. Lý do là các mặt hàng này đều niêm yết giá bán theo mẫu catalogue, có hệ thống đại lý khắp các tỉnh, thành, mẫu mã phong phú, chất liệu đa dạng.

Một số thương hiệu của Việt Nam như Kimdan, Sông Hồng, Hanvico đã và đang được người tiêu dùng chấp nhận, bởi các hãng này đã nắm bắt kịp xu hướng của người tiêu dùng với đa dạng các loại sản phẩm, từ cao cấp đến bình dân, trong khi giá cả vừa phải nên người có thu nhập trung bình cũng có thể mua được.

Cẩn trọng với “hàng xịn, chất lượng dởm”

Khảo sát tại các cửa hàng bán chăn đệm ven đường Chùa Bộc, chợ sinh viên, chị Hương, bán chăn ga vỉa hè tiết lộ, trên thị trường, hiện có nhiều cách để “trà trộn” thật giả. Các mặt hàng kém chất lượng này chủ yếu được sản xuất tại các vùng ven Hà Nội.

Mánh khóe người sản xuất thường dùng nhất là mua vỏ chăn của các hãng có thương hiệu, sau đó sản xuất ruột chăn bằng nguyên liệu rẻ tiền, nguyên liệu tái chế rồi đóng gói tung ra thị trường.

Ngoài ra, tại các cơ sở, cửa hàng kém uy tín, chủ cửa hàng thường mua một vài bộ chăn ga “chính hãng” của các hãng lớn để trưng bày, nhưng khi có khách mua thì lấy từ kho ra những bộ chăn nhái. Hoặc một số hộ kinh doanh nhập những bộ chăn không có thương hiệu, sau đó gắn nhãn mác để bán chênh lệch giá.

Giá nhập những loại chăn rẻ tiền này chỉ từ 50.000-500.000 đồng/chiếc với đủ loại mẫu mã, màu sắc, từ hoa văn, đến đường chỉ đều làm bằng máy nên đảm bảo giống như hàng hiệu chuẩn. Những loại chăn “giá rẻ” này chủ yếu được bán cho các sinh viên và những người lao động có thu nhập thấp.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hóa học cho biết, chăn gối làm từ bông tái sinh rất nguy hiểm cho người sử dụng do có chứa nhiều vi khuẩn và nhựa tái sinh. Một số loại chăn gối còn được in hoa văn bằng phẩm màu azô, nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư.

Tuy nhiên, bằng mắt thường rất khó nhận biết sản phẩm nào nhuộm phẩm azô và sản phẩm nào nhuộm phẩm an toàn.

Nhận biết thật-giả

Với thị trường chăn ga phong phú như hiện nay thì việc chọn mua được một bộ sản phẩm trong những ngày rét sắp tới là điều không đơn giản. Song nếu người dùng quan tâm hơn, cẩn trọng hơn thì sẽ tránh được việc “dùng tiền thật, mua hàng giả.”

Theo chị Vũ Minh Hằng, chuyên viên tư vấn bán hàng chăn ga đệm tại trang điện tử Berry, để phân biệt hàng thật với hàng nhái, người tiêu dùng có thể căn cứ vào tem dán trên sản phẩm chống hàng giả. Đơn cử như lõi ruột của các sản phẩm thương hiệu Everon đều có dập chữ nổi Everon, khóa kéo cũng có tên thương hiệu rõ ràng.

Ngoài ra, các sản phẩm chính hãng thì mỗi góc sản phẩm đều được gắn logo biểu tượng công ty. Với các sản phẩm nước ngoài như của Canada thì sẽ có hình quốc huy của Canada bên góc sản phẩm. Người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng tem nhãn thương hiệu sản phẩm để có thể phân biệt hàng thật-hàng giả.

Chị Hằng cũng khuyến cáo, người tiêu dùng nên mua chăn ga gối tại các cửa hàng đại lý chính hãng nhằm đảm bảo chất lượng và chế độ bảo hành, tránh tình trạng mua phải hàng giả, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
 
Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Đẩy mạnh xuất khẩu thông qua thương mại điện tử
  • “Dự đoán xuất khẩu thủy sản thấp hơn kế hoạch”
  • Những mặt hàng xuất khẩu triển vọng vào thị trường Trung Đông
  • Xuất khẩu gạo: Không nên quá lạc quan!
  • Xuất khẩu cà phê có điều kiện: Lợi bất cập hại?
  • Thực phẩm ngoại xâm lấn thị trường nội
  • Phía sau câu chuyện nhập khẩu muối: Đắng ngắt khi sự thật được phơi bày
  • Cuộc chiến thương mại...“chưa biết mèo nào cắn mỉu nào?”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo