Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghịch lý dễ hiểu

Giá đường bán sỉ hạ xuống còn dưới 15.000 đồng/ki lô gam, hàng loạt nhà máy đường ở ĐBSCL đã than lỗ khi so với giá nguyên liệu. Trong khi đó, nhiều nhà máy đường ở miền Bắc, miền Trung vẫn ung dung.

Bất hợp lý!

Giám đốc một nhà máy đường ở ĐBSCL tính rằng, nếu cứ 10 ki lô gam mía nguyên liệu chế biến được 1 ki lô gam đường, với giá mua nguyên liệu trên dưới 1.200 đồng/ki lô gam như hiện nay, cộng thêm chi phí sản xuất, tiêu thụ, lãi vay… thì nhà máy từ hòa vốn đến lỗ. Giá đường hạ, nhà máy lỗ đã đành, ngay đến nhiều thương lái cũng khốn đốn vì sau khi mua mía nguyên liệu của nông dân, chưa kịp chở về cân cho nhà máy thì giá đã hạ xuống.

Tuy nhiên, vị giám đốc nói trên còn cho biết, khác hẳn với tình cảnh khó khăn của các nhà máy đường ở ĐBSCL, nhiều nhà máy đường ở miền Trung, Tây Nguyên, miền Bắc vẫn đang có lãi khá cao. Thậm chí, có nhà máy sẵn sàng đưa đường vào miền Nam bán với giá 12.000 đồng/ki lô gam.

Nguyên nhân chẳng có gì khó hiểu, nếu nhìn vào số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam. Chẳng hạn vào cuối tháng 3-2010, các nhà máy đường ở ĐBSCL phải mua nguyên liệu tại nhà máy với giá 1.150-1.360 đồng/ki lô gam, thì cùng thời điểm các nhà máy ở miền Trung, Tây Nguyên chỉ mua với giá từ 840-960 đồng/ki lô gam, còn các nhà máy đường miền Bắc chỉ phải trả từ 660-812 đồng/ki lô gam. Giá đầu vào thấp, nên giá thành sản xuất đường thấp hơn vùng ĐBSCL là phải.

Theo tính toán, với giá nguyên liệu như vậy, giá thành 1 ki lô gam đường sản xuất tại miền Trung, Tây Nguyên và miền Bắc chỉ từ 9.000-12.000 đồng/ki lô gam. Do vậy, với giá bán sỉ đường như hiện nay, dù có giảm nhiều so với hai tháng trước, các nhà máy này vẫn có lãi.

Chính Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng nhận định, đã có sự chênh lệch quá lớn về giá mía giữa các vùng miền trong khi chênh lệch về giá đường lại không nhiều. Như vậy, nghịch lý đâu chỉ nằm ở giá đường trong nước so với giá đường Thái Lan nhập lậu như ngành đường lâu nay than vãn, mà sự chênh lệch còn thể hiện rõ ngay trên “sân nhà”. Và các nhà máy đường ở ĐBSCL vừa lo “đối phó” với đường Thái Lan nhập lậu, vừa nơm nớp sợ đường từ phía Bắc chuyển vào tiêu thụ với giá thấp hơn.

Tại ai?

Theo giám đốc một nhà máy đường ở ĐBSCL, do đặc thù vùng miền và sự quy hoạch nhà máy trước đây đã phát sinh sự chênh lệch giá mua mía. Như ở Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc, do vị trí các nhà máy nằm khá xa nhau, mỗi nhà máy lại tự xây dựng được vùng nguyên liệu riêng nên không sợ cạnh tranh mua mía. Bởi dù nhà máy khác mua với giá cao hơn, nông dân cũng chẳng thèm chở đến bán vì tính ra chi phí vận chuyển không đủ bù cho phần chênh lệch. Vấn đề đặt ra là phải chăng các nhà máy này đã đưa ra giá mua thấp, khi biết nông dân ở thế kẹt?

Còn ở vùng ĐBSCL, nông dân, thương lái có thể vận chuyển bằng đường thủy nên giảm được chi phí và họ có quyền chọn lựa nơi bán khi khoảng cách giữa gần mười nhà máy trong vùng không quá xa nhau. Chính vì vậy, nhiều năm qua tình trạng cạnh tranh mua mía giữa các nhà máy diễn ra rất quyết liệt. Mặc dù một số nhà máy cũng cố gắng xây dựng vùng nguyên liệu riêng, nhưng không thể cản nổi việc nhà máy khác đến giành phần mua mía. Cạnh tranh mua mía giúp nông dân có lợi nhưng vì tự “triệt” nhau nên phần thiệt thòi sẽ rơi vào các nhà sản xuất khi giá đường giảm như đã nói ở trên.

Trên lý thuyết, các nhà máy đường ở ĐBSCL cần 10 ki lô gam mía nguyên liệu mới có 1 ki lô gam đường. Nhưng thực tế, với sản lượng mía dự kiến ép trong niên vụ này là 4.244.600 tấn, các nhà máy chỉ thu được 384.280 tấn đường, tức phải tốn trên 11 ki lô gam mía mới có 1 ki lô gam đường. Cùng với cách tính tương tự, nhưng các nhà máy đường ở miền Bắc chỉ cần hơn 9,5 ki lô gam mía, ở miền Trung và Tây Nguyên cũng chỉ cần 10,5 ki lô gam mía để có 1 ki lô gam đường. Do đó, chênh lệch giá thành giữa vùng ĐBSCL và các vùng khác không chỉ ở giá mua nguyên liệu mà cả ở khâu sản xuất.

Đó cũng là hệ quả của sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Như hồi đầu vụ, các nhà máy đường ở ĐBSCL tranh nhau mua mía non, chữ đường thấp để ép nên hiệu quả sản xuất bị sụt giảm... Tiếp đó, nhằm đảm bảo công suất hoạt động, các nhà máy tạm thống nhất sẽ luân phiên ngừng ép mười ngày, cam kết mua nguyên liệu với giá thống nhất, nhưng sau đó lại xé rào, nâng giá mua mía và không ngừng ép như cam kết. Chính vì đã quá “sợ” chuyện cạnh tranh theo kiểu triệt hạ lẫn nhau, các nhà máy đã đồng lòng kiến nghị không cấp phép xây dựng thêm nhà máy mới ở ĐBSCL. Bởi hiện nay mới chỉ có khoảng mười nhà máy, nhưng vùng nguyên liệu ở ĐBSCL đã không đủ để vận hành hết công suất.

“Độc quyền” mua nguyên liệu thì nông dân thiệt, nhà máy hưởng lợi và ở vùng khác thì ngược lại. Nhưng quan trọng hơn là điều này khiến nảy sinh sự chênh lệch không đáng có về quyền lợi ngay trên “sân nhà”, từ giữa những người nông dân với nông dân, nhà máy với nhà máy. Chính người tiêu dùng cũng sẽ phân vân vì sự bất hợp lý của giá thành sản xuất, bởi nếu giảm được giá đường sản xuất tại ĐBSCL sẽ góp phần đẩy giá đường trong nước giảm xuống. Điều này cần sự can thiệp của các cơ quan có liên quan mà trước mắt của Hiệp hội Mía đường Việt Nam.

(Theo Hồ Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Trái cây Việt Nam - Tiềm năng lớn, xuất khẩu nhỏ
  • Nhận diện những bất cập sau ba năm bước vào đấu trường WTO
  • Hạn chế nhập khẩu iPhone 3G
  • Trung tâm thương mại: "chợ hiện đại" cho tiểu thương?
  • Chết đứng vì nhập ôtô diện “thu hồi”
  • Tăng xuất khẩu để giảm nhập siêu
  • Xuất khẩu, coi chừng con số ảo
  • Lo chống nhập siêu ở khu vực FDI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo