Trung Quốc đã thế chỗ Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới từ năm 2007.
Thông tin này vừa được Cơ quan Thống kê Trung Quốc công bố ngày 14/1.
Theo những số liệu được điều chỉnh lại vừa công bố, GDP của Trung Quốc trong năm 2007 tăng trưởng 13%, cao hơn con số được công bố trước đó là 11,9%, đạt mức 25.731 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 3.380 tỷ USD). Trong khi đó, GDP của Đức năm 2007 chỉ là 2.424 tỷ Euro, tương đương 3.320 tỷ USD.
Nếu như vậy, kinh tế Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Nhật Bản, và lớn thứ hai ở châu Á, sau Nhật Bản.
Hiện quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã lớn gấp 70 lần so với ở thời điểm nước này bắt đầu công cuộc cải cách vào năm 1978. Sau khi vượt qua Anh và Pháp về GDP vào năm 2005, Trung Quốc trở thành nước có khả năng công nghiệp vũ trụ lớn thứ ba trên thế giới, đăng cai Olympic mùa hè năm 2008 và vượt Nhật để trở thành nước mua nhiều nhất trái phiếu kho bạc Mỹ. Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, hiện Trung Quốc đang nắm giữ lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ trị giá 652,9 tỷ USD.
Trung Quốc hiện là nước đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Vai trò của nước này trong hệ thống tài chính toàn cầu cũng dược tăng cường khi vào tháng 10/2008, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phối hợp hành động với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và 5 ngân hàng trung ương lớn khác để đối phó với khủng hoảng tài chính.
“Con số thống kê ngày hôm nay chỉ là một trong rất nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc là một trong những gương mặt quan trọng nhất trên trường quốc tế”, kinh tế gia trưởng khu vực châu Á Huang Yiping của Citigroup nhận xét.
Đáng chú ý, số liệu cho thấy Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới được công bố trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đã giảm xuống mức thấp nhất từ năm 1990 tới nay do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Quý 3 vừa qua, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 9%, thấp nhất trong 5 năm. Xuất khẩu, lĩnh vực đầu tàu của kinh tế Trung Quốc, trong tháng 12/2008 đã sụt giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2007, mạnh nhất trong vòng 10 năm qua.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Louis Kuijs thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Bắc Kinh, hiện quy mô của nền kinh tế Trung Quốc đang lớn hơn kinh tế Đức khoảng 15%.
Nhà phân tích Tim Condon đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á của ngân hàng ING thì cho rằng, nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân của nền kinh tế này trong 20 năm qua và kinh tế Mỹ cũng tăng trưởng với tốc độ bình quân của mình trong 20 năm qua, chỉ 20 năm nữa, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Điều này chắc chắn sẽ xảy ra. Tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian”, ông Condon nói.
Đại sứ đầu tiên của Trung Quốc tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bà Tiết Hãn Cần, ngày 15/1 cho biết Khu vực thương mại tự do giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ được thiết lập vào năm 2010 đúng như dự kiến.
Thống kê mới nhất của Chính phủ Trung Quốc công bố ngày 13/1 cho thấy xuất khẩu của nước này trong tháng 12/2008 giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2007, mức giảm mạnh nhất tính từ tháng 4/1999.
Thăm tỉnh Giang Tô, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đặt kỳ vọng rằng Trung Quốc, với động lực kinh tế mạnh mẽ từ nhiều năm trước, sẽ là nước đầu tiên phục hồi từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Mới đây, cơ quan điều tra của Trung Quốc đã phanh phu một vụ tham nhũng lớn có sự dính líu của nhiều quan chức của tỉnh Quảng Đông – một tỉnh phía Nam của Trung Quốc với số tiền biển thủ công quỹ lên tới gần 3 triệu USD.
Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng đang là vấn đề nan giải của Trung Quốc, đặc biệt trước sức ép khủng hoảng tài chính.
Trung Quốc, thị trường di động lớn nhất thế giới đang tiếp tục mở rộng. Và có lẽ không lâu nữa lượng thuê bao di động của nước này sẽ lớn hơn cả dân số của toàn bộ châu Âu.
BBC cho biết, tại Trung Quốc, sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm kiếm việc làm vào năm 2009 bởi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế nước này cũng đang sụt giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Trung Quốc sẽ thử nghiệm dùng đồng nhân dân tệ (NDT) làm đơn vị tính toán trong quan hệ với các nền kinh tế láng giềng và coi đây là một bước tiến tới việc biến NDT thành đồng tiền quốc tế.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đang muốn dừng việc trồng cây cao su tại Lào để chuyển sang những loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm giảm mạnh nhu cầu, khiến giá mủ cao su trên thị trường thế giới giảm tới hơn 1/3 trong thời gian qua.
Thành phố Jinjang thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc – nơi sản xuất giày dép chủ lực của Trung Quốc – đã xuất khẩu 475 triệu đôi giày trong năm 2008, giảm 0,48% so với năm 2007, song lại tăng 10,75% về giá trị, đạt 1,731 tỷ USD.
Theo cảnh báo mới được đưa ra gần đây của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì sự sự xuống dốc nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ là mối nguy hiểm lớn nhất mà thế giới sẽ phải đối mặt trong năm nay.
Chính phủ Trung Quốc đã mua một khối lượng nhỏ là 59.000 tấn kẽm tinh chế từ 7 nhà máy luyện kẽm quốc doanh như là một phần những nỗ lực nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất đang gặp khó khăn.
Sản lượng vàng của Trung Quốc vẫn đang tăng, trái ngược với xu hướng giảm tại nhiều nước trên thế giới. Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin nước này đã đưa ra số liệu cho thấy sản lượng vàng tháng trong 1 năm kết thúc vào tháng 11 lên đến 246,51 tấn, cao hơn 2,14% so với tổng sản lượng 11 tháng đầu năm 2008 khi mà Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt Nam Phi và trở thành nhà cung cấp vàng số 1 thế giới.
Nằm trong chiến lược tăng cường sức mạnh quốc gia thông qua khoa học- công nghệ và giáo dục, chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực thu hút nhân tài hải ngoại về làm việc tại nước này. Để “chiêu mộ” các nhà khoa học gốc Hoa hàng đầu trên thế giới, Bộ Giáo dục Trung Quốc phối hợp với các bộ khác đã tăng mức hỗ trợ tài chính, đồng thời đơn giản hóa thủ tục để các học giả dù mang quốc tịch khác vẫn được đối xử như công dân Trung Quốc.