Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc: Giải pháp cho tình trạng thất nghiệp ở sinh viên

Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng đang là vấn đề nan giải của Trung Quốc, đặc biệt trước sức ép khủng hoảng tài chính.

Theo thống kê, năm 2008 đã có hơn 1,5 triệu sinh viên tốt nghiệp không thể tìm được việc làm, tăng gần 500.000 người so với năm 2007. Cả nước hiện có hơn 8,3 triệu người thất nghiệp. Các chuyên gia đã bước đầu tìm ra lời giải cho thực trạng.

Chính sách mở rộng tuyển sinh, đầu tư xây dựng thêm trường, cấp học bổng khuyến khích từ năm 1999 đã đẩy số lượng sinh viên của Trung Quốc tăng vọt lên 41,2% so với năm trước và cứ thế tiếp tục tăng. Tỷ lệ sinh viên chiếm 3% năm 1980 - thậm chí còn thấp hơn nhiều nước đang phát triển; đến năm 2005, Trung Quốc vươn lên là nước có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất thế giới với 25 triệu sinh viên theo học. Theo Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu dân số và phát triển Thượng Hải Zhou Haiwang: bên cạnh đẩy mạnh phát triển xã hội, chính sách cũng mang đến những tác động tiêu cực và là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiện nay, chưa kể đến các vấn đề về chất lượng và điều kiện giáo dục tại các trường. Cung không chỉ vượt cầu, mà nhiều nhà tuyển dụng còn đặt nghi vấn về các chương trình, loại hình đào tạo. Nhà nghiên cứu quản lý cộng đồng và nhân sự Wang Yi cho biết:  Nhiều công ty không tin tưởng vào sinh viên mới tốt nghiệp - với “núi kiến thức lý thuyết” nhưng lại “thiếu khả năng thực hành”, do đó họ ưu tiên tuyển các học viên trường nghề hơn. Kết quả, cung - cầu bị chệch hướng nhau.

Do đó, các trường cao đẳng, đại học cần phải thay đổi chính sách và mô hình giáo dục phù hợp với thực tế. Hơn nữa, sinh viên phải là người nắm rõ thực trạng, không nên chủ quan lơ là, đến những năm học cuối mới chú tâm đến định hướng nghề nghiệp là quá trễ. Góp phần giải quyết, từ đầu năm 2006 nhiều chính quyền địa phương làm công tác vận động các công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp bố trí thực tập trong nửa năm và hưởng trợ cấp hàng tháng từ địa phương. Qua đó, sinh viên thực tập tốt sẽ có cơ hội được nhận vào làm. Cụ thể, năm 2006 tỉnh Fujian có 58 doanh nghiệp tham gia chương trình và hơn 50% trong 60.000 sinh viên thực tập được tuyển dụng chính thức. Năm nay, sẽ tăng thêm 62 doanh nghiệp tham gia. Bản thân các trường cũng được khuyến khích gây quỹ nghiên cứu và thu hút sinh viên tham gia, mang đến nguồn lợi cho cả hai.

Cũng theo nhà nghiên cứu Wang, xã hội phải đẩy mạnh hợp tác. Trước hết, mạng lưới trung tâm thông tin tuyển dụng phải gắn kết, chia sẻ và hỗ trợ nhau. Các tổ chức cộng đồng cần tạo cơ hội cho giới trẻ có kinh nghiệm và kiến thức làm việc cơ bản, giúp giới trẻ định hướng nghề nghiệp tốt hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn này, xã hội Trung Quốc kêu gọi các công ty chung vai chia sẻ trách nhiệm xã hội nhiều hơn; đây cũng là cơ hội giúp xây dựng nên hình ảnh và danh tiếng cho doanh nghiệp.

 

(Theo Bình Dương)

  • Trung Quốc thúc đẩy khu vực thương mại với ASEAN
  • Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 10 năm qua
  • Kinh tế Trung Quốc “qua mặt” Đức
  • Trung Quốc: Kỳ vọng đi đầu trong phục hồi kinh tế
  • Trung Quốc "phanh phui" vụ tham nhũng lớn: Hơn 50 quan chức bị "sờ gáy"
  • Trung Quốc: Giải pháp cho tình trạng thất nghiệp ở sinh viên
  • Thuê bao di động của Trung Quốc có thể lớn hơn cả dân số của châu Âu
  • Sinh viên Trung Quốc gian nan tìm việc
  • Trung Quốc: “Quốc tế hóa” đồng nhân dân tệ
  • Nhà đầu tư Trung Quốc dừng trồng cao su tại Lào
  • Xuất khẩu giày của thành phố Jinjang (Phúc Kiến – Trung Quốc) tăng 10,75% trong năm 2008
  • Kinh tế Trung Quốc tác động xấu đến kinh tế toàn cầu
  • Trung Quốc mua kẽm để hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước
  • Trung Quốc củng cố ngôi vị nhà cung cấp vàng số 1 thế giới
  • Trung Quốc thu hút chất xám Hoa kiều