Ngày 4/9, lần đầu tiên Trung Quốc đề xuất Liên hợp quốc có thể đóng vai trò trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Gruzia khi tuyên bố rằng tổ chức quốc tế này nên xét đến lợi ích của tất cả các bên liên quan.
Theo hãng tin Pháp AFP, phát biểu trước báo giới, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du nói: "Nếu Liên hợp quốc phê chuẩn bất kỳ hành động nào thì hành động đó cần phải có lợi cho việc xúc tiến một nghị quyết thông qua đối thoại và tham vấn, giúp đạt được hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời thể hiện lập trường chung của tất cả các bên khác nhau".
Đề xuất trên của Bắc Kinh được đưa ra đúng thời điểm Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney tới Gruzia để thảo luận với Tổng thống Mikheil Saakashvili về cuộc khủng hoảng Nga - Gruzia. Chuyến thăm diễn ra một ngày sau khi Mỹ công bố khoản viện trợ cả gói trị giá 1 tỷ USD giúp Tbilisi tái thiết đất nước.
Trước đó, trong một động thái nhằm thể hiện sự ủng hộ của Washington đối với quốc gia vùng Nam Kavkaz, ông Cheney tuyên bố Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ Tbilisi như đã từng làm cách đây 5 năm sau khi cuộc Cách mạng Nhung tại Gruzia năm 2003 đưa ông Saakashvili lên nắm quyền.
Chuyến thăm của ông Cheney bắt đầu giữa lúc Nga lớn tiếng chỉ trích Mỹ đứng đằng sau kích động chính quyền Gruzia thân phương Tây châm ngòi cho cuộc xung đột với Nga khi tấn công nước Cộng hoà tự xưng Nam Ossetia, nơi có phần đông người gốc Nga và người mang quốc tịch Nga sinh sống.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho rằng đã đến lúc Washington cần đánh giá lại chính sách ủng hộ Chính phủ của Tổng thống Saakashvili.
Giới quan sát phương Tây cho rằng việc Phó Tổng thống Mỹ đến thăm 3 nước vốn được coi là "sân sau" của Nga là Azerbaijan, Gruzia và Ukraine là nhằm phát đi một thông điệp rằng Washington sẽ không "bỏ rơi" các nước đồng minh này trong cuộc đối đầu với Nga./.
Singapore đã trở thành quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đầu tiên ký kết Thỏa thuận tự do thương mại song phương (FTA) với Trung Quốc, một bước tiến giúp thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại giữa 2 nước càng thêm sâu rộng.
Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Trung Hoa Chiêu Thương Cục (CMG) đã được ký kết sáng 9/9 tại Hà Nội.
Theo Hiệp hội Da Trung Quốc, 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu giày dép của Trung Quốc tiếp tục giảm về khối lượng trong khi nhập khẩu lại tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Trung tâm Thông tin thương mại, tại cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) số doanh nghiệp và tư thương thường trực để nhập khẩu cao su Việt Nam, qua cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) đã tăng gần 30%.
Ngày 2/9, Trung Quốc và Hàn Quốc đã tổ chức diễn tập chống ô nhiễm trên biển nhằm đối phó với tình trạng tràn dầu ngày càng gia tăng trong quá trình vận chuyển dầu bằng tàu, tại vùng biển ngoài khơi thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Ngày 4/9, lần đầu tiên Trung Quốc đề xuất Liên hợp quốc có thể đóng vai trò trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Gruzia khi tuyên bố rằng tổ chức quốc tế này nên xét đến lợi ích của tất cả các bên liên quan.
Ngày 7/9, Thủ tướng Hàn Quốc Han Seung-soo và người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có cuộc thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Theo Trung tâm thông tin ngũ cốc quốc gia Trung Quốc, sản lượng ngũ cốc của nước này có thể tăng 5 năm liên tiếp, đạt trên 510 triệu tấn trong năm 2008.
Theo Reuter, Trung Quốc -nước sản xuất ngũ cốc lớn nhất thế giới- đã tăng thuế xuất khẩu đặc biệt đánh vào phân bón để đảm bảo nguồn cung trong nước và giữ giá ở mức thấp để bảo vệ nông dân trong nước.
Chuyên gia kinh tế Mingchun Sun thuộc Lehman Brothers nhận định, sau khi tăng trong 1 năm qua, giá thép tại Trung Quốc đã giảm khoảng 10% kể từ giữa tháng 7/08 đến nay giúp giảm sức ép lên chỉ số giá sản xuất (PPI).
Bộ Nông, Lâm, Thực phẩm và Thuỷ sản Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc và Trung Quốc đã đi đến nhất trí việc sửa đổi Hiệp định Thương mại Nghề cá đã được hai nước ký kết vào tháng 4/2001 nhằm giảm bớt những xung đột giữa hai nước láng giềng này.