Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“6 có” cho dạy nghề lao động nông thôn

Dạy nghề cho lao động nông thôn cần triển khai theo mục tiêu “6 có” là: có trường dạy nghề, có cơ sở vật chất, có chương trình đào tạo, có giáo viên, có chính sách cho người học và đặc biệt là có nhu cầu đặt hàng lao động của các doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị - Ảnh: Chinhphu.vn/Từ Lương

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì Hội nghị giao ban toàn quốc theo hình thức truyền hình trực tuyến diễn ra hôm nay (3/2), để triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Nhu cầu lao động là “kim chỉ nam”

Theo Phó Thủ tướng, việc đào tạo nghề cho nông dân đã tiến hành từ lâu nhưng chương trình triển khai lần này có nhiều nét mới với cường độ, quy mô, yêu cầu chỉ đạo cao hơn trước. Xét về tổng thể, chương trình lần này cần tập trung triển khai mạnh việc tìm hiểu nhu cầu đặt hàng lao động của các doanh nghiệp. Nếu không làm rõ nhu cầu đào tạo thì việc đào tạo sẽ không hiệu quả.

Phó Thủ tướng yêu cầu, chậm nhất là ngày 27/2, các bộ, ngành phải hoàn thiện 3 văn bản, để hướng dẫn về cách tổ chức, triển khai ở cấp tỉnh, hướng dẫn Ban chỉ đạo cấp tỉnh việc thực hiện, phối hợp với các bộ, ngành; hướng dẫn về phân bổ kinh phí; hướng dẫn về quy chế tài chính để giám sát việc thực hiện nguyên tắc chi tiêu.

Các địa phương cũng cần phải có thống kê sơ bộ về nhu cầu đào tạo nghề ngắn hạn, ít nhất là trong năm 2010 – 2011.

Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh Chinhphu.vn/Từ Lương

Cuối tháng 4 sẽ tiến hành giao ban vùng, để theo dõi tiến độ, so sánh kết quả, học hỏi kinh nghiệm giữa các địa phương.

“Các tỉnh cần xác định rõ nhu cầu về ngành nghề; nhu cầu của người đi học, của các nhóm trình độ; khả năng cung về đào tạo, danh sách các cơ sở đào tạo ở địa phương mình. Các tỉnh cần nắm rõ hiện trạng các cơ sở đào tạo để có lộ trình nâng cấp những nơi chưa đạt yêu cầu, đồng thời tạo sự cạnh tranh”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Các bộ, ngành cũng chung sức, nhập cuộc tích cực hơn. Bộ Thông tin và Truyền thông lên kế hoạch tuyên truyền về đề án trong tháng 3; Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp chính thức danh sách các trường trung cấp chuyên nghiệp có thể tham gia đề án cho các địa phương để tránh trùng lắp; Bộ Nội vụ sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện quy định, quy chế, biên chế bổ sung cho các trung tâm dạy nghề để đảm bảo mỗi nghề có ít nhất một giáo viên chuyên nghiệp.

Thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho 8.000 lao động

Tại hội nghị, phương án thí điểm triển khai hình thức cấp thẻ học nghề cho lao động nông thôn đã được đưa ra. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đào Xuân Học, giai đoạn 2010 – 2011 sẽ đề xuất mô hình dạy nghề phù hợp thông qua việc thí điểm cấp Thẻ học nghề nông nghiệp cho khoảng 8.000 lao động nông thôn thuộc 2 nhóm đối tượng với khoảng 30 nghề.

Các học sinh khóa dài hạn nội trú cơ - điện nông thôn đầu tiên của Trường Dạy nghề Kontum 

Năm 2010, đã xây dựng chương trình đào tạo 25 nghề ngắn hạn. 2 nhóm đối tượng được cấp thẻ là lao động nông thôn trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và lao động nông thôn làm dịch vụ kinh tế - kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ in và phát hành Thẻ học nghề nông nghiệp thông qua các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Mỗi lao động nông thôn đủ điều kiện được cấp 1 thẻ trong vòng 2 năm. Bộ cũng đã có thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ phát hành, quản lý và sử dụng thí điểm “Thẻ học nghề nông nghiệp”.

 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội rà soát lại, mỗi vùng nên có một tỉnh thí điểm, mỗi tỉnh có một huyện để chỉ đạo tập trung, mỗi huyện phấn đấu có một trung tâm dạy nghề kiểu mẫu, vừa đào tạo tại chỗ vừa thu hút người học từ địa phương khác.

Các địa phương đều thể hiện sự đồng tình với kế hoạch triển khai đề án. Các địa phương cũng bày tỏ quyết tâm phối hợp với các bộ, ngành liên quan, thực hiện đồng bộ các kế hoạch triển khai của Chính phủ đề tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lao động nông thôn, hoàn thành tốt các mục tiêu của đề án.

(Theo Thu Cúc // Tin Chính phủ)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Xuất khẩu lao động ở Quảng Ngãi
  • Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm
  • Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động trả giấy phép
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • Thí điểm 1 Tổng công ty hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động
  • Cuối năm “sốt” nhân lực cao cấp
  • Mỗi năm dân số tăng gần 1 triệu người
  • Bộ đội xuất ngũ được cấp “Thẻ học nghề”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu