Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bí quyết Thương mại điện tử: 44. Nếu người mua chấp nhận lời chào hàng của tôi trên hệ thống điện tử, tôi có bị ràng buộc về mặt pháp lý như ai ký một hợp đồng không?

44.    Nếu người mua chấp nhận lời chào hàng của tôi trên hệ thống điện tử, tôi có bị ràng buộc về mặt pháp lý như ai ký một hợp đồng không?

Ở những nước theo hệ thống luật công như Ấn Độ (Niu Di lân, Negeria, Anh), khi người bán đưa ra một lời chào hàng, thì theo luật, họ không được huỷ bỏ lời chào hàng đó vào bất cứ lúc nào trước khi lời chào hàng đó được người mua chấp nhận. Điều đó được áp dụng cho những chào hàng trên hệ thống điện tử và cả những chào hàng ngoài hệ thống điện tử.

Ở những nước có luật dân sự (Brazin, Pháp, Đức, Indonesia), khi người bán đưa ra lời chào hàng, họ có trách nhiệm duy trì lời chào hàng đó một cách công khai (có nghĩa là họ không thể huỷ bỏ lời chào hàng trong thời gian họ vẫn có đủ lượng hàng trong kho để đáp ứng bất kỳ đơn đặt hàng nào và trong thời gian có hiệu lực của lời chào hàng mà người bán đã thông báo). Nguyên tắc này áp dụng cho cả những lời chào hàng trên hệ thống điện tử và ngoài hệ thống điện tử.

Vì những lẽ nói trên, người mua hàng tiềm năng có thể muốn có bằng chứng cho đơn đặt hàng của mình.

Những biện pháp tốt nhất cho việc này là:

- Ký vào đơn hàng trên hệ thống điện tử hoặc,

- In một bản sao của thư chấp nhận đơn hàng hoặc,

- Lưu giữ những trao đổi qua hệ thống điện tử (tức là lưu giữ những trao đổi đó trong đĩa cứng hoặc trong kho dữ liệu).

Công ước Viên về mua bán quốc tế năm 1980 có một đoạn quan trọng tại điều 4 nói về giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giải thích thuật ngữ “chào hàng” và đề nghị chào hàng đã viết rằng một lời chào hàng phải được gửi đến cho những người có liên quan và

1/ Đưa ra một lời chào hàng nếu lời chào hàng đó khẳng định một cách đầy đủ và nêu rõ ý định của người chào hàng là họ chịu trách nhiệm về lời chào hàng đó trong trường hợp lời chào hàng được chấp nhận.

2/ Một lời đề nghị nếu không phải là do một người nào đó gửi cho một người hoặc một số người cụ thể thì chỉ được xem là lời chào hàng không chỉ định, trừ trường hợp người đề nghị chỉ định rõ người được chào hàng.

Trên cơ sở điều 14, một vấn đề cơ bản đẻ ra và một lời chào hàng liệu có được coi là có tính ràng buộc hay không khi người bán đưa ra một lời chào hàng chung chung (có nghĩa là không gửi cho một người hoặc một nhóm người cụ thể) trên thư điện tử của mình và một người nước ngoài chấp nhận lời chào hàng đó. Về vấn đề này, trung tâm trợ giúp thủ tục và thực hành hành chính, thương mại và vận tải của Liên hiệp quốc (UN/CEFACT), tại điều 3, 2.1 của Hợp đồng thương mại điện tử (xem phụ lục số 5) được thông qua vào tháng 3 năm 2000 đã đưa ra câu trả lời có thể đưa vào hợp đồng như sau:

Một bức thư sẽ được coi là một lời chào hàng nếu nó bao hàm lời đề nghị ký kết một hợp đồng và được gửi đến một người hoặc một số người cụ thể, đồng thời khẳng định một cách đầy đủ và thể hiện ý định của người gửi thư sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của lời chào hàng đó khi nó được chấp nhận. Một bức thư điện tử phát ra một cách rộng rãi cho nhiều người không được coi là lời chào hàng, trừ trường hợp trong thư đó có những chú thích khác

 

( Nguồn: Sưu tầm trên internet //intracen.org )