Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gia đình Bin Laden sống ở Iran

Omar Bin Laden, một trong 19 người con của Osama Bin Laden.

Theo báo The Times (Anh) ngày 23-12, một trong những người vợ và 6 đứa con của trùm khủng bố Osama Bin Laden đã rời Afghanistan tới Iran trước khi xảy ra vụ tấn công ngày 11-9-2001 ở Mỹ. Từ đó tới nay, họ bị giam lỏng ở Iran. Gần một tháng trước, người con gái 17 tuổi của Bin Laden là Iman đã trốn thoát và xin vào tá túc tại Đại sứ quán Arabie Séoudite ở Tehran.

Theo Iman, một trong những con trai lớn của Bin Laden là Saad, từng được biết nằm trong số 35 nhân vật cao cấp của Al Qaeda, đã trốn tới Iran sau khi Mỹ lật đổ chế độ Taliban và trục xuất Al Qaeda khỏi Afghanistan năm 2001. Chính quyền Tổng thống Iran Mohammad Khatami khi đó đã gián tiếp đề nghị trao đổi các nhân vật Al Qaeda với Mỹ, nếu Washington ngăn chặn hoặc kiềm chế các thủ lĩnh nhóm Mujahideen-e Khalq (MEK) chống Iran. MEK bị Mỹ xem là tổ chức khủng bố có căn cứ ở Iraq dưới thời cố Tổng thống Saddam Hussein. Tuy nhiên, sau khi liên quân do Mỹ cầm đầu lật đổ chế độ Saddam Hussein năm 2003, Lầu Năm Góc muốn dùng MEK như lực lượng có thể làm thay đổi chế độ ở Tehran. Đề nghị của Iran vì vậy bị bác bỏ.

Lâu nay, người ta chưa từng nghe thông tin công khai về việc có nhiều người trong gia đình Bin Laden sống ở Iran, ngoại trừ Saad Bin Laden. Báo Bưu điện Washington hồi tháng 10-2003 dẫn lời các quan chức Mỹ, châu Âu và A-rập nói rằng Saad “đang quản lý tổ chức khủng bố Al Qaeda từ Iran”. Đầu năm nay, một số báo cho rằng Iran đã bí mật phóng thích Saad hồi cuối năm 2008, để tới Afghanistan. Sau đó, tháng 7-2009, có tin nói rằng Saad đã thiệt mạng trong một vụ không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ ở Pakistan. Thế nên, việc tiết lộ có quá nhiều người thân của Bin Laden ở Iran hiện nay là khá bất ngờ. Theo The Times, trong khu liên hợp nhà ở tại Tehran còn có 11 đứa cháu của Bin Laden. Ngoài Iman xin tị nạn ở Đại sứ quán Arabie Séoudite, các thành viên còn lại trong gia đình Bin Laden cũng đang sắp xếp rời Iran tới Arabie Séoudite hoặc Syrie. Cần nói thêm rằng Osama Bin Laden mang quốc tịch Arabie Séoudite trước khi bị tước quyền công dân năm 1994 do các hoạt động nổi dậy.

Những tiết lộ công khai về sự hiện diện của gia đình Bin Laden ở Iran, cũng như đề nghị xin tị nạn của Iman tại Đại sứ quán Arabie Séoudite, chắc chắn làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa hai đối thủ này. Căng thẳng giữa Iran và Arabie Séoudite đã leo thang khi mới đây Tehran cáo buộc Riyadh để cho Mỹ tiến hành vụ bắt cóc nhà khoa học hạt nhân Iran Shahram Amiri trong lúc hành hương về thánh địa Mecca hồi tháng 6. Thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1928, nhưng Iran và Arabie Séoudite trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm do nhiều vấn đề như tranh giành ảnh hưởng, xung đột lợi ích, tranh chấp lãnh thổ... trong đó bất đồng sâu sắc nhất là tôn giáo (Iran theo dòng Hồi giáo Shiite, trong khi Arabie Séoudite theo dòng Sunni).

(Theo N.Minh/The Times, NYT, AP/CT)

  • Bin Laden đứng sau những âm mưu khủng bố Châu Âu
  • Bin Laden tái xuất?
  • Bin Laden - điệp viên CIA?
  • Mối đe dọa từ "Bin Laden Internet"
  • Osama bin Laden dọa trả thù người Mỹ
  • Chuyện người tình của Bin Laden
  • Con trai Bin Laden bênh cha
  • Mỹ rút lại ảnh mô tả diện mạo Osama bin Laden
  • Bin Laden trông giống... chính trị gia Tây Ban Nha
  • Gia đình Bin Laden sống ở Iran
  • Con gái Osama Bin Laden tị nạn ở đại sứ quán Saudi Arabia tại Iran
  • Osama bin Laden suýt ám sát Bill Clinton
  • Vợ con Osama bin Laden đang ở Iran
  • Mỹ khởi động nỗ lực bắt trùm khủng bố Bin Laden
  • Bin Laden từng nằm “trong tầm tay” của Mỹ