Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may và da giày

Cả hai ngành dệt may và da giày đều đang đứng trước khó khăn thị trường xuất khẩu ngày càng bị thu hẹp do sức mua tại các nước nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh. Mới đây, tại hội nghị giao ban trực tuyến với các doanh nghiệp (DN) của hai ngành này nhằm bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về sản xuất, xuất khẩu 2009, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các DN phải duy trì sản xuất, giữ vững thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, bảo đảm an sinh xã hội.

Chính phủ đặt mục tiêu năm 2009, ngành dệt may xuất khẩu 11,5 tỉ USD, nhưng Hiệp hội dệt may chỉ dám đề nghị 9,5 tỷ USD, tăng 5% ; Hiệp hội da giày đề nghị 5,3 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2008. Kế hoạch này so với chỉ tiêu ngành dệt may sẽ hụt khoảng 2 tỷ USD. Các DN tham gia giao ban trực tuyến đều cho rằng, thị trường xuất khẩu đang giảm sút nghiêm trọng, có khách hàng giảm tới 30-50% đơn hàng nhập khẩu so với năm trước. Tổng Giám đốc Công ty CP May Sài Gòn 3, ông Phạm Xuân Hồng nhận định, sau Tết âm lịch, một số DN đầu tư nước ngoài, DN nhỏ và vừa sẽ tiếp tục giảm khoảng 30 – 50% năng lực sản xuất. Theo dự báo, thị trường nhập khẩu cũng giảm 20%, vì vậy chỉ tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD của toàn ngành cũng khó đạt được.

 

Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) nhiệm vụ trọng tâm của ngành là duy trì được vị trí trên thị trường. Điều này còn quan trọng hơn là thu lợi cao. Vì nếu không biết cách giữ thì qua giai đoạn này, thậm chí còn mất cả vị trí trên thị trường, mất cả doanh nghiệp DN, mất cả người lao động. Từ quý 1-2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, chỉ còn một số ít doanh nghiệp có thương hiệu và mối quan hệ truyền thống với các nhà nhập khẩu lớn như May Việt Tiến, Nhà Bè... có đơn đặt hàng để sản xuất đến tháng 4-2009, còn lại hầu hết các DN khác, trong đó có nhiều DN đầu tư nước ngoài không kiếm được đủ đơn hàng sản xuất, nhiều nhà máy dệt và kéo sợi giảm giờ làm, một bộ phận công nhân mất việc làm.

 

Để có thể giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, các DN dệt may tiếp tục giảm chi phí, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Cả trong dịp Tết này, cán bộ của nhiều DN vẫn phải có mặt tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản để đàm phán giá các hợp đồng, xúc tiến nhanh các thị trường xuất khẩu mới như ASEAN, Đông Âu, Châu Phi, Nam và Trung Mỹ. Nga là thị trường tiềm năng với kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ đô la và các DN cũng đang đề nghị Chính phủ có giải pháp đàm phán hiệp định song phương để mở thêm thị trường này.

 

Chủ tịch Hội dệt may Bình Dương Lê Hồng Quang cho rằng, hơn 300 DN trên địa bàn tỉnh cơ bản vẫn đảm bảo các hợp đồng đến hết quí 1, nhưng sang quí 2 các DN sẽ phải rất khó khăn vì không chỉ thiếu hợp đồng mà khách hàng còn liên tục yêu cầu giảm giá.

 

Cùng khó khăn như ngành dệt may, Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso) Nguyễn Đức Thuấn cho biết, với 507 DN trong ngành thu hút 610 nghìn lao động làm việc, có khoảng 850 dây chuyền sản xuất đồng bộ, với năng lực sản xuất 600 triệu đội giày, chiếm 15% số lượng giày xuất khẩu của thế giới. nhưng dự báo năm nay, sản xuất sẽ sụt giảm. Tại thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam không được hưởng quy chế GSP cho mặt hàng da giày nhập khẩu vào EU, trong khi việc kiện chống phá giá với giày mũ da chưa được giải quyết, đã ảnh hưởng lớn đến mặt hàng này của Việt Nam.

 

Do đó, để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh ngành công nghiệp sản xuất giầy Việt Nam taị các hội chợ, triển lãm quốc tế, Lefaso còn khuyến khích các DN thiết lập kênh phân phối nội địa, nâng cao chất lượng, mẫu mã đáp ứng nhu cầu thị trường. Lefaso cũng kêu gọi các doanh nghiệp có đơn hàng làm không hết, hãy “nhường” bớt cho các doanh nghiệp không có đơn hàng; xây dựng chuỗi liên kết các nhà sản xuất với nhau...

 

Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội da giày TP Hồ Chí Minh, người lao động trong các DN da giày mất việc chủ yếu ở khối các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ông Kiệt cho rằng, gói kích cầu 17 nghìn tỉ đồng, chia ra cho số doanh nghiệp trong cả nước thì bình quân mỗi doanh nghiệp chưa được 2.000 đô la, không thấm vào đâu. Ông Nguyễn Ngọc Lượng, Giám đốc công ty TNHH da giày và thủ công mỹ nghệ Phong Châu ( Hà Nội) kiến nghị, thủ tục hoàn thuế cần làm nhanh, không nên vì một bộ hồ sơ hoàn thuế chưa đầy đủ mà ách lại tất cả các bộ hồ sơ khác. Công tác xúc tiến thương mại cực kỳ quan trọng, cần có đơn vị có khả năng chuyên làm việc kéo các khách hàng về cho DN.

 

Cả hai Chủ tịch của Hiệp hội da giầy và dệt may Việt Nam đều cho rằng gói kích cầu của Chính phủ tuy đã hỗ trợ 4% lãi suất nhưng chưa đủ, quan trọng là dành 1% kim ngạch để hỗ trợ thu nhập cho công nhân, đây sẽ là động lực lớn để giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, yếu tố quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Chính phủ dành một khoản quỹ cho Hiệp hội tổ chức chương trình xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường Châu Phi, Nhật Bản, Đông Âu, Nam Mỹ ; Hỗ trợ 50% lãi suất vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng xuất khẩu; Hỗ trợ 50% lãi suất vay vốn đầu tư của các dự án dở dang năm 2008 và các dự án triển khai trong năm 2009 của ngành.

 

Ngoài ra, DN kiến nghị chưa áp dụng thuế VAT trên thiết bị nhập khẩu và trên hoạt động uỷ thác gia công xuất khẩu ; thoái thu 10% thế VAT trong vòng 3-5 ngày sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục xuất khẩu ; đề xuất thành lập Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu để xử lý rủi ro cho DN xuất khẩu vào thị trường mới, tiếp tục hạ lãi suất cho vay…

 

Trước đề xuất hạ lãi suất ngân hàng của các DN, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định, với áp lực hiện nay, lãi suất sẽ còn xuống tiếp nhưng không nhiều như trước. Về gói kích cầu 17.000 tỷ đồng nếu hỗ trợ cho tất cả các DN ở mức 2% thì thiếu rất nhiều, nên trước mắt hỗ trợ cho các DN theo 3 tiêu chí: duy trì tạo điều kiện công ăn việc làm lớn, sử dụng tối đa nguồn lực trong nước, hiệu quả sử dụng dự án nhanh từ 1-3 năm (riêng đối với DN xuất khẩu thì có thể hỗ trợ lãi suất ở mức 4%). Ngân hàng sẽ đồng ý cho DN xuất khẩu vay ngoại tệ tính bằng đồng Việt Nam được trả bằng lãi suất vay ngoại tệ ( thấp hơn lãi suất tiền đồng Việt Nam).

 

Trao đổi ý kiến với đại diện diên DN, bộ, ngành, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, để bảo đảm việc làm cho 2 triệu lao động trong hai ngành, công tác điều hành các ngành các cấp phải đồng hành cùng DN. Sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành nhiều chính sách về lao động, đầu tư kết cấu hạ tầng, đơn giản hoá các thủ tục hành chính . Đối với công tác xúc tiến thương mại, Phó Thủ tướng cho rằng Hiệp hội cần đề xuất những cơ chế cụ thể hơn, duy trì việc làm cho người lao động. Các hiệp hội cùng Bộ Công Thương tổ chức thêm các hội chợ, triển lãm ở các khu vực để tăng kích cầu trong nước. Hiệp hội chịu trách nhiệm dàn xếp các hợp đồng xuất khẩu trong hiệp hội cho các DN không có hợp đồng và có nhanh thông tin DN khó khăn, cùng Bộ Công Thương làm việc với ngân hàng để tháo gỡ từng trường hợp, gỡ được sản xuất là gỡ được xuất khẩu. Cục thuế các địa phương phải nhanh chóng thực hiện các thủ tục tạm hoàn thuế giá trị gia tăng cho DN xuất khẩu vì Chính phủ thực hiện biện pháp này chính là một cách giúp DN có thêm vốn lưu động, có lợi thế cạnh tranh, các cơ quan quản lý loại bỏ các thủ tục gây ách tắc cho DN.

( Theo báo điện tử Nhân dân)

  • Xuất khẩu dệt may, da giày: Cứ than khó là lớn chuyện
  • Ngành Dệt may và da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD năm 2009
  • Xuất khẩu dệt may Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi hủng hoảng tài chính
  • May Nhà Bè coi trọng phát triển thị trường trong nước
  • Ba gói hỗ trợ giúp dệt may vượt khó
  • Dệt may tập trung vào thị trường bình dân
  • Vinatex xây dựng hệ thống bán lẻ trong nước
  • ASEAN nỗ lực vực dậy ngành dệt may xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container