Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu dệt may, da giày: Cứ than khó là lớn chuyện

"Dù có phải bỏ cả ăn Tết để kiếm hợp đồng xuất khẩu thì cũng phải chịu!", hôm qua (20/1), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các doanh nghiệp (DN) dệt may và da giày tại cuộc họp bàn kế hoạch sản xuất - xuất khẩu năm 2009 của hai ngành này. 

Đẩy mạnh sản xuất, lo không xuất được hàng

Chỉ tiêu xuất khẩu đã đề ra mà các đồng chí cứ than khó, đăng ký rút lui thế này là lớn chuyện"- Phó Thủ tướng lưu ý, đồng thời nhấn mạnh việc cố gắng thực hiện kế hoạch xuất khẩu dệt may, da giày nhằm duy trì sản xuất và ổn định công ăn việc làm cho người lao động và an sinh xã hội. Do đó, hai ngành này cần phải nhìn thấy trách nhiệm của mình đối với xã hội mà cố gắng gồng gánh.

Cùng gồng gánh...

Theo kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu dệt may 2009 là 9,5 tỷ USD và xuất khẩu giày khoảng 5,3 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, năm nay, cố lắm thì xuất khẩu chỉ đạt 5 - 5,3 tỷ USD, tăng 10%.

Dự báo năng lực toàn ngành năm 2009 sẽ giảm 20% và ngay sau Tết sẽ có một số DN nước ngoài rút lui khỏi ngành dệt may, một số DN Việt Nam thu hẹp sản xuất…

Ông Phạm Xuân Hồng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho rằng, khó đạt kế hoạch đề ra. Vì rằng, tính chung đơn hàng hiện giảm khoảng 20%, riêng thị trường chủ lực là Hoa Kỳ giảm 30 - 50%.

Khó khăn các DN hai ngành này vẫn đang gặp phải là khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng.

Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước một mặt cho biết sẽ tiếp tục hạ lãi suất trong thời gian tới, mặt khác lại cho rằng việc cho vay hay không là tự do thỏa thuận của các ngân hàng thương mại với DN, Ngân hàng Nhà nước không can thiệp được.

Phó Thủ tướng chấn chỉnh ngay: Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp vì đằng sau chuyện vốn vay là phải đảm bảo việc làm cho lao động. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu từng cơ quan, từng cán bộ quản lý phải hy sinh lợi ích riêng của mình mà cố gắng hỗ trợ DN.

… Và cùng chia sẻ

Mở thị trường mới là giải pháp được các DN đặc biệt quan tâm, trong đó Nga là thị trường thu hút nhiều sự chú ý của các DN. Ông Lê Quốc Ân- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết Nga là thị trường tiềm năng mới cho dệt may Việt Nam, với sức tiêu thụ khoảng một tỷ USD/năm.

Tuy nhiên, theo ông Ân, thuế suất nhập khẩu vào Nga còn quá cao, đến 20 USD/kg sản phẩm. Để thâm nhập vào thị trường này, các cơ quan chức năng cần tiếp tục đàm phán để được ưu đãi về thuế. Các DN sản xuất giày dép cũng xác định Nga là thị trường tiềm năng, cùng với thị trường Brazil.

Ông Đỗ Thắng Hải - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết sẽ hỗ trợ kinh phí mời các đoàn DN nước ngoài về Việt Nam thay vì chỉ hỗ trợ cho DN ra nước ngoài tìm thị trường như trước đây.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải gợi ý một số giải pháp cho các DN, như chia sẻ các hợp đồng với nhau. Tình hình khó khăn, DN nào có đơn hàng thì chia cho các DN khác để công nhân hai bên đều cùng có thu nhập. Ngoài ra DN cũng nên đi thành nhóm để giành hợp đồng rồi về chia nhau làm. Về phần mình, các DN cũng mong muốn có sự chia sẻ, cảm thông của người lao động để vượt qua khó khăn.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Có thể một số cán bộ sẽ thấy... buồn vì cắt giảm thủ tục thì sẽ không ai đến thăm. Nhưng vì lợi ích chung, phải thực hiện rà soát, cắt giảm thủ tục, giảm 50 phần trăm thời gian thông quan. Đồng thời, phải thực hiện tốt việc hoàn thuế.

"Một mẩu giấy quyết định hoàn thuế thôi là đủ cứu cả trăm công nhân"- Ông nói.

(Theo báo tiền phong)

  • Ngành Dệt may và da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 15 tỷ USD năm 2009
  • Xuất khẩu dệt may Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi hủng hoảng tài chính
  • May Nhà Bè coi trọng phát triển thị trường trong nước
  • Ba gói hỗ trợ giúp dệt may vượt khó
  • Dệt may tập trung vào thị trường bình dân
  • Vinatex xây dựng hệ thống bán lẻ trong nước
  • ASEAN nỗ lực vực dậy ngành dệt may xuất khẩu
  • Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ giảm mạnh trong tháng 11/2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container