Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhận diện doanh nghiệp “ma”

Chỉ trong gần 5 năm đi vào hoạt động, Luật Doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp ra đời. Tính đến nay, theo số đăng ký, tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam tăng lên đáng kể.


Tuy nhiên, hiện có 2 vấn đề đặt ra: Thứ nhất, “mật độ” doanh nghiệp của nước ta vẫn còn rất thấp so với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, bởi ở nước ta bình quân 600 người dân mới có một doanh nghiệp. Thứ hai, với số lượng chưa nhiều như thế, song giữa số đăng ký và số điều tra thống kê đã lệch nhau tới mấy chục ngàn doanh nghiệp.


Ngoài nguyên nhân do có sự khác nhau về quan niệm doanh nghiệp giữa các cơ quan chức năng, còn có một nguyên nhân rất quan trọng là sự xuất hiện của doanh nghiệp “ma”. Đó là những doanh nghiệp tuy đã làm thủ tục thành lập, những thực tế không tổ chức sản xuất - kinh doanh, mà chỉ để mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhằm thu lợi bất chính, rồi bỏ trốn. Những doanh nghiệp “ma” này có tác hại về nhiều mặt, trong đó thể hiện ở 2 khía cạnh chủ yếu. Một mặt, nó gây thất thu cho ngân sách nhà nước một số tiền không nhỏ. Mặt khác, nó gây ảnh hưởng đến môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Vấn đề là, cần nhận diện những dấu hiệu của các doanh nghiệp “ma” để có biện pháp phòng ngừa và để các doanh nghiệp chân chính tự bảo vệ mình.


Có thể nhận diện doanh nghiệp “ma” qua mười một dấu hiệu sau đây:

 

Một, loại hình thành lập được các doanh nghiệp “ma” lựa chọn thường dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc doanh nghiệp tư nhân.


Hai, các doanh nghiệp này thường đăng ký rất nhiều ngành nghề, nhưng tập trung chủ yếu vào thương mại, dịch vụ tổng hợp, không trực tiếp sản xuất hàng hóa, những ngành nghề không phải đăng ký vốn pháp định, không phải bắt buộc có chứng chỉ hành nghề để dễ dàng trốn tránh sự kiểm tra hoặc dễ dàng bỏ trốn.


Ba, chủ doanh nghiệp thường ở địa phương khác đến đăng ký thành lập doanh nghiệp và các doanh nghiệp này thường di chuyển địa điểm nhằm tránh kiểm tra hoặc dễ bỏ trốn.


Bốn, giám đốc điều hành thường được thuê tại địa phương, trình độ rất thấp, có người làm xe ôm, thất nghiệp, thậm chí có người còn có tiền án, tiền sự.


Năm, trụ sở giao dịch thường đi thuê với thời gian rất ngắn; thường thuê ở chung cư, trong ngõ ngách hẻm sâu, tài sản đơn sơ...


Sáu, thời gian tồn tại thường rất ngắn rồi bỏ trốn hoặc giải thể để thành lập doanh nghiệp “ma” khác với tên gọi, tên chủ, tên địa điểm mới.


Bảy, việc thanh toán (nếu có) thường không qua ngân hàng, chủ yếu bằng tiền mặt.


Tám, thời gian giữa các lần mua hóa đơn rất ngắn, có nơi chỉ 5 - 10 ngày/ lần...


Chín, doanh số kinh doanh được kê khai trong các tờ khai thuế hàng tháng thường rất lớn, nhưng số thuế phải nộp lại rất ít, hoặc thuế giá trị gia tăng đầu ra nhỏ hơn thuế giá trị gia tăng đầu vào, nhưng không xin hoàn thuế.


Mười, doanh nghiệp thường ủy quyền cho người ngoài mua hoá đơn.


Mười một, doanh nghiệp thường có đơn xin ngừng hoạt động trong thời gian dài.


Mười một dấu hiệu trên cũng là mười một điểm nhận dạng cần có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Để tự bảo vệ mình trước những rủi ro, tránh những thiệt hại khôn lường, các doanh nghiệp thật cũng phải góp phần ngăn ngừa và phát hiện doanh nghiệp “ma” cũng như các loại hóa đơn bất hợp pháp bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, như: Chỉ nên quan hệ làm ăn với những doanh nghiệp mình biết rõ. Khi làm ăn với các doanh nghiệp chưa quen biết, cần kiểm tra các yếu tố quan trọng như tư cách pháp nhân, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế thông qua cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp hoặc chủ động truy cập thông qua trang web của Tổng cục Thuế. Khi nhập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ, cần phải kiểm tra xem hóa đơn đó có phải do Bộ Tài chính phát hành hoặc hóa đơn tự in đã được cơ quan thuế chấp nhận bằng văn bản hay không; kiểm tra xem hóa đơn có ghi đầy đủ các nội dung về tên, địa chỉ, người bán, cung cấp, mã số thuế... hay không; đối chiếu mã số thuế thông qua trang web của Tổng cục Thuế; sử dụng đèn chiếu để phát hiện tẩy xóa; yêu cầu người bán, cung cấp thực hiện đúng quy trình ghi hóa đơn (lót giấy than, ghi đầy đủ nội dung, ghi trước mặt người mua). Thường xuyên thực hiện việc kiểm toán nội bộ doanh nghiệp để tránh tình trạng nhân viên trong doanh nghiệp thông đồng lợi dụng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để lấy tiền của doanh nghiệp...

(Theo Nhaquanly // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hơn 500 tấn phân bón không nguồn gốc
  • 23 đơn vị thuộc EVN bán chất thải độc hại trái phép
  • Thuế bảo hộ hàng hóa trong nước
  • Khởi tố cựu giám đốc Cty Cơ khí Công nghiệp Sài Gòn
  • Kết luận điều tra vụ tiêu cực tại Potmasco: Quên vai trò của Tổng GĐ đương nhiệm
  • Cháy kiốt thời trang, thiệt hại 1,5 tỷ đồng
  • Bắt một vụ vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn nhập lậu từ Trung Quốc
  • Mức miễn thuế hàng hoá bao nhiêu là hợp lý?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%