Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thuế bảo hộ hàng hóa trong nước

Làm thế nào để Chính phủ có thể bảo hộ hàng hóa trong nước bằng hàng rào thuế quan mà vẫn tuân thủ các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định đã ký đặc biệt là theo cam kết WTO?


Các cam kết thuế quan và tác động của chúng


Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thuế quan trong khuôn khổ một số khu vực mậu dịch tự do chẳng hạn như AFTA, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc... đặc biệt là cam kết về thuế quan trong khuôn khổ WTO. Tuân thủ các hiệp định trên, việc cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam là xu hướng không thể tránh khỏi và không thể đảo ngược.


Theo cam kết với WTO, nhiều mặt hàng đã được cắt giảm thuế ngay từ đầu năm 2007, một số sẽ tiếp tục được điều chỉnh và cho đến năm 2012, đa số mặt hàng sẽ phải giảm thuế đúng theo lộ trình cam kết với WTO.

Vị trí đặt quảng cáo


Việc cắt giảm thuế theo WTO diễn ra trên diện rộng và có tác động đến nhiều ngành, nghề trong xã hội. Về mặt lý thuyết, việc cắt giảm thuế sẽ mang đến hệ quả là một số ngành, nghề hiện đang được bảo hộ cao hoặc không có lợi thế cạnh tranh sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí là phải đóng cửa hoàn toàn. Tuy nhiên, một số ngành, nghề sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.


Rõ ràng, nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đang đứng trước những vướng mắc và phân vân lớn về thuế. Trong bối cảnh biến động về thuế, nhu cầu đặt ra là phải có một kế hoạch về thuế (tax planning), rõ ràng và cụ thể về tất cả các viễn cảnh, cho từng ngành và từng doanh nghiệp. Các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp Việt Nam đã lên kế hoạch về thuế cho mình như thế nào? Theo dõi những diễn biến về thuế trong thời gian qua, có vẻ câu trả lời là chúng ta chẳng hề có một kế hoạch nào về thuế cả.


Đối với doanh nghiệp, để có một kế hoạch về thuế tốt nhất, trước hết, cần biết mình đang đứng ở vị trí thuế (tax position) nào và mình sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trước những chính sách thuế trong tương lai. Doanh nghiệp có thể xác định được vị trí thuế hiện tại của mình nhưng không thể xác định được chính sách thuế trong tương lai, bởi những thay đổi này sẽ do Nhà nước quyết định và thường là khó dự đoán.


Về phía Nhà nước, cơ quan hoạch định chính sách thuế thì sao? Hiện nay, chưa có một lộ trình cắt giảm thuế cụ thể nào đối với từng ngành mà thường là tùy theo quyết định của cơ quan hoạch định chính sách. Có lẽ sự hồ hởi thái quá khi được gia nhập WTO khiến các nhà hoạch định chính sách đã vội vã tiến hành ba lần cắt giảm thuế với hơn 1.800 dòng thuế. Tuy nhiên, sau khi nhận ra “sự tàn phá” khủng khiếp từ sự cắt giảm này, một số dòng thuế đã được điều chỉnh tăng trở lại. Việc tăng thuế là biện pháp chữa cháy hợp lý nhưng lại khiến doanh nghiệp không thể lập kế hoạch thuế cho mình trước cách thức điều hành “đùng một cái” như thế. Hơn nữa, chính sách này không thể tiếp tục áp dụng khi mà thời hạn cam kết giảm thuế đã gần kề.


Chúng ta đang ở trong mớ bòng bong là doanh nghiệp chờ chính sách thuế còn chính sách thuế thì chờ những chính sách khác. Kết quả là nhiều ngành sản xuất trong nước đang “phơi lưng” cho hàng hóa nước ngoài tấn công, như tình trạng những hộ nông dân chăn nuôi gà không thể cạnh tranh được với thịt gà nhập khẩu giá rẻ.


Làm thế nào để bảo hộ hàng hóa trong nước?


Mặc dù tinh thần của WTO là  hạn chế các rào cản để thúc đẩy thương mại toàn cầu nhưng các thành viên WTO vẫn phải cân nhắc bảo hộ hàng hóa trong nước của mình. Do đó, luôn luôn giành lại những “khoảng trống” để bảo vệ hàng hóa trong nước. Từ đó, chúng ta có thể có một số gợi ý về mặt chính sách để bảo hộ hàng hóa trong nước mà không hề vi phạm cam kết WTO.


Đứng ở góc độ cơ quan quản lý, việc bảo hộ một cách hợp lý là câu trả lời đương nhiên. Nhưng, theo quan điểm của chúng tôi, bảo hộ hàng hóa trong nước bằng thuế là một công cụ cần thiết cho Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện tại, bởi các lý do sau:


(i) Doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên sân nhà với các công ty đa quốc gia hùng mạnh nếu không có sự hỗ trợ của một hàng rào thuế quan trong nước. Hơn nữa, cần có một lộ trình giảm thuế nhập khẩu từ từ đủ để doanh nghiệp trong nước có thể làm quen với “sóng to” trước khi ra “biển lớn”.


(ii) Hiện nay, các rào cản kỹ thuật (rào cản phi thuế quan) của Việt Nam chưa được xây dựng đầy đủ trong khi ngân sách Việt Nam chưa đủ sức tiến hành những chương trình hỗ trợ cho các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp thì việc duy trì rào cản thuế quan là một nhu cầu cần thiết.


Để xây dựng lộ trình giảm thuế hợp lý, đối với các cơ quan hoạch định chính sách, cần tỉnh táo và mềm dẻo hơn khi ban hành chính sách thuế, và trước hết, chính sách thuế đó phải đứng từ góc nhìn có lợi cho doanh nghiệp trong nước.

 

Chúng ta đã phải thương lượng gay gắt để có một lộ trình cắt giảm thuế như hiện nay thì không ai buộc chúng ta phải cắt giảm sớm hơn lộ trình trong cam kết WTO. Cơ quan hoạch định chính sách nên giữ nguyên lộ trình như đã đàm phán, hơn là rút ngắn quá trình này khi mà chưa xác định được hậu quả của chính sách thuế đối với nền kinh tế.


Điều doanh nghiệp mong muốn là một lộ trình thuế rõ ràng, dễ tiên liệu và lập kế hoạch. Muốn thực hiện điều này, các cơ quan quản lý cần phân tích tình trạng hiện tại của các ngành, những thay đổi tùy theo các mức thuế khác để có kế hoạch thuế chi tiết cho từng ngành, từng lĩnh vực.


Về phía doanh nghiệp, nên lập kế hoạch thuế cho riêng mình và cần chủ động nắm bắt các công cụ pháp luật cho phép để tự vệ trước hàng hóa nhập khẩu.

(Theo LS. Nguyễn Hữu Phước (Công ty Luật P&P) // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Khởi tố cựu giám đốc Cty Cơ khí Công nghiệp Sài Gòn
  • Kết luận điều tra vụ tiêu cực tại Potmasco: Quên vai trò của Tổng GĐ đương nhiệm
  • Cháy kiốt thời trang, thiệt hại 1,5 tỷ đồng
  • Bắt một vụ vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn nhập lậu từ Trung Quốc
  • Mức miễn thuế hàng hoá bao nhiêu là hợp lý?
  • Trốn thuế - Nỗi lo canh cánh của ngành hải quan
  • Công ty TNHH Sản xuất thương mại Việt Thắng Jean-Nhuộm màu sông Rạch Chiếc
  • Giải quyết tranh chấp theo kiểu “xã hội đen”?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%