Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản đã lên kế hoạch sửa đổi lại luật thực phẩm nhằm thắt chặt kiểm soát đối với các nhà phân phối gạo, sau vụ xìcăngđan hãng Mikasa Foods (có trụ sở tại Osaka) đã bán ra thị trường loại gạo có dư lượng thuốc trừ sâu.
Cụ thể, Bộ này đề nghị đưa dự luật sửa đổi "Luật ổn định cung, cầu và giá đối với lương thực cơ bản" ra xem xét tại phiên họp định kỳ của Quốc hội Nhật Bản vào năm 2009. Quyết định này ngược với luật sửa đổi năm 2004, theo đó Chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng các quy định về phân phối gạo.
Ngoài ra, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp dự kiến sẽ đưa ra quy định buộc các nhà phân phối gạo phải giữ sổ sách ghi chép về việc bán và xử lý gạo.
Hãng Mikasa Foods đã bán loại gạo nhập khẩu bị nhiễm thuốc trừ sâu methamidoph để sử dụng làm thực phẩm, trong khi hãng này mua gạo từ Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp với điều kiện sử dụng gạo không vì mục đích thực phẩm, như để sản xuất keo hồ. Đặc biệt, phát hiện vừa rồi của Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp cũng không thể ngăn cấm Mikasa bán loại gạo này.
Bộ trên đã thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia về phân phối gạo và nỗ lực thành lập một hệ thống mới để ngăn ngừa các hành vi gian dối trong hoạt động phân phối và xử lý gạo. Các quan chức của Bộ này cho biết, vào khoảng cuối tháng 11/08, Bộ sẽ đưa ra một khuôn khổ cho hệ thống mới, đồng thời quy định những yêu cầu về xuất xứ gạo, và hệ thống đảm bảo truy tìm nguồn gốc sản phẩm gạo.
Trong bối cảnh xảy ra hàng loạt các vụ bê bối lên quan đến thực phẩm, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản cũng đang cân nhắc sửa đổi "Luật về các tiêu chuẩn trong lĩnh vực nông nghiệp" của nước này để tăng khung hình phạt đối với lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm có hành vi gian dối về nhãn mác thực phẩm, như nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng hay và thành phần cơ bản.
Đây là một trong những nội dung mà Việt Nam và Nhật Bản vừa đạt được về thỏa thuận nguyên tắc liên quan đến Hiệp định đối tác kinh tế VN - Nhật Bản (EPA).
Chiều 29/9, tại Hà Nội, đại diện Bộ Công Thương Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản công bố việc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) Việt Nam - Nhật Bản đã hoàn tất.
Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản đã lên kế hoạch sửa đổi lại luật thực phẩm nhằm thắt chặt kiểm soát đối với các nhà phân phối gạo, sau vụ xìcăngđan hãng Mikasa Foods (có trụ sở tại Osaka) đã bán ra thị trường loại gạo có dư lượng thuốc trừ sâu.
Theo tin từ AFP, hôm thứ Hai, ngân hàng đầu tư lớn nhất Nhật Bản Nomura có thể sẽ chuộc lại nguồn vốn đầu tư bị phá sản từ ngân hàng đầu tư của Mỹ Lehman Brothers.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã thành lập một ban pháp lý hôm 23/9 để điều tra xem Nhật Bản có tuân thủ phán quyết trước đó của WTO yêu cầu nước này dỡ bỏ mức thuế quan 27,2% đối với sản phẩm chip nhớ truy cập động ngẫu nhiên (DRAM) của công ty Hàn Quốc Hynix Semiconductor Inc.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN, Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản vừa ban hành lệnh gia tăng kiểm tra chỉ tiêu vi sinh Shigella Sonnei đối với thuỷ sản nhập từ VN.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), Masaaki Shirakawa, đã đánh giá cao quyết định hỗ trợ tài chính 85 tỷ USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho AIG, nhằm giúp AIG tránh bị phá sản và đưa một trong những hãng kinh doanh bảo hiểm lớn nhất thế giới này vào sự kiểm soát của Nhà nước.
Nippon Steel Corp., nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, cho biết sẽ tăng giá thép bán buôn giao ngay tại thị trường nội địa là Nhật Bản trong tháng 11 tới do giá nguyên liệu thô tăng. Đây là lần tăng thứ 3 liên tiếp kể từ tháng 4/08.
Hội thảo "Sức hấp dẫn của thủ đô Hà Nội mới" do Văn phòng đại diện Hà Nội tại Nhật Bản phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Tokyo tổ chức chiều 15/10 đã thu hút sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản.
Ngày 15/10, đoàn đại biểu thành phố Kawasaki (Nhật Bản), do Chủ tịch Phòng Thương mại-công nghiệp thành phố Hiroshi Nishioka dẫn đầu, đã đến Đà Nẵng để thảo luận về tiếp tục triển khai các thỏa thuận hợp tác giữa hai địa phương về xúc tiến đầu tư và hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội.
Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) Tsuno Motonori khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Nhật Bản trong lĩnh vực viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Ngày 8/10, tại Hà Nội, báo cáo đầu kỳ Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Liên danh tư vấn Việt Nam-Nhật Bản (VJC) đã đề xuất sử dụng công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc Shinkansen của Nhật Bản.
Hội thảo "Xây dựng Việt Nam-Nhật Bản" lần thứ ba, diễn ra ngày 8/10 tại Hà Nội với chủ đề quản lý dự án và hợp đồng, nhằm đánh giá kết quả hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này.
Gần 200 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp hoạt động về du lịch của Nhật Bản và Việt Nam đã tham dự Hội thảo xúc tiến du lịch Việt Nam-Nhật Bản tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ngày 3/10.
100 đại diện của các hiệp hội du lịch, doanh nghiệp lữ hành, phóng viên báo chí Nhật Bản và Hàn Quốc đang có chuyến thị sát tại Nha Trang để tìm hiểu về tiềm năng, sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng