Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Sáng 5/9, Chủ tịch Uỷ ban Chấp hành Diễn đàn Phát triển Việt Nam của Nhật Bản Kenichi Ohno đã đề xuất những hành động cụ thể giúp Việt Nam phát triển công nghiệp hỗ trợ, xem đây như bước đi đầu tiên thực hiền tầm nhìn đối tác sản xuất Nhật-Việt.
Những hành động này gồm xây dựng năng lực doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, thu hút FDI, xây dựng khung chính sách và đưa ra biện pháp tài chính, ưu đãi cho doanh nghiệp.
“Việt Nam không còn là nước đang trong quá trình chuyển đổi và có thu nhập thấp. Hợp tác Nhật-Việt cần chuyển sang việc chủ động tạo nguồn lực mới cho cạnh tranh,” ông Ohno nói tại Hội thảo Quốc gia lần thứ nhất về “Chương trình Hành động Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam” đang diễn ra tại Hà Nội.
Theo ông Ohno, để thực hiện điều này, cần phải xây dựng đối tác quan hệ “Monozukuri” Việt-Nhật - nghĩa là mối quan hệ sản xuất theo kỹ năng kiểu Nhật với chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Mục đích của quan hệ đối tác này là giúp Việt Nam thực hiện Quy hoạch tổng thể về công nghiệp hỗ trợ đã được chính phủ phê duyệt vào tháng 7/2007.
Phó Viện trưởng Viện Quy Hoạch, Bộ Công thương, Phạm Ngọc Hải, cũng đề xuất chương trình hợp tác Việt-Nhật về công nghiệp hỗ trợ nên tập trung một số ngành như điện tử, thiết bị văn phòng, ôtô-xe máy và cơ khí chính xác, từ đó đảm bảo tỉ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp ở những ngành này bền vững hơn.
Nội dung hợp tác được ông Hải đưa ra bao gồm cả đào tạo, chuyển giao quản trị và kỹ thuật, liên kết doanh nghiệp Việt-Nhật về công nghiệp hỗ trợ và phát triển hạ tầng cho công nghiệp hỗ trợ, .v.v…/.
(Theo TTXVN)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com