Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Viglacera và “cuộc chơi” BĐS: Thành công từ sự mạo hiểm

Từ một dự án đầu tư KCN ở một tỉnh còn nghèo khó ít người nhắm đến, lại đầu tư vào đúng thời điểm đất nước đang ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, 10 năm sau, KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh) không chỉ đem đến cho VIGLACERA khoản lợi nhuận đáng kể mà còn góp phần làm nên một giá trị thương hiệu mới trên thị trường BĐS. Bài học của VIGLACERA dẫu không mới, song rất có thể vẫn hữu ích cho các DN tự tin chọn thời điểm và thời cơ thích hợp trong thời buổi sự khủng hoảng đã bước sang giai đoạn mới.

“Ván bài” với … đất

Dường như VIGLACERA đã rất thuận lợi khi mở màn bằng dự án đầu tư KCN Tiên Sơn. Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 3/2000 với tổng quy mô diện tích là 349ha, tổng số vốn đầu tư lên tới 834 tỷ đồng. Sau 8 năm xúc tiến đầu tư xây dựng theo hình thức “cuốn chiếu”, hiện KCN này đã thu hút khoảng 100 nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thuê đất với tổng diện tích là 174ha (chiếm 80% diện tích đất công nghiệp). Trong số đó có nhiều tên tuổi mà thương hiệu và đẳng cấp đã quá quen thuộc trong nước và nhiều đối tác trên thế giới: Vinamilk, Canon Việt Nam, Bia Việt Hà, Cơ khí Trần Hưng Đạo, Sumimoto (Nhật Bản), Armstrong Weston (Indonesia)... Có câu chuyện thật mà như... bịa rằng, một Cty vốn đầu tư nước ngoài đã mất gần một năm trời đi khảo sát rất nhiều các KCN từ Bắc chí Nam và cuối cùng rất hài lòng khi chọn KCN Tiên Sơn để đầu tư nhà máy. “Cao thủ” hơn, đối tác này ngay trong năm đầu tiên đã thanh toán trọn gói các khoản phí gồm phí hạ tầng, phí bảo dưỡng, tiền thuê đất... cho hợp đồng thuê trong vòng 50 năm.

 

Ngược dòng lịch sử, năm 1998 VIGLACERA nhận quyết định làm chủ đầu tư cũng là thời điểm Việt Nam đang chịu khủng hoảng tài chính như nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, không ít các KCN đi trước đang ngắc ngoải. Ngay trong TCty cũng xuất phát những luồng quan điểm phản đối việc đầu tư bởi lý d Nguồn vốn đầu tư quá lớn, thời gian thực hiện quá dài (10 năm kể từ ngày phê duyệt cho đến khi hoàn thành) yếu tố rủi ro rất cao. Bản thân trong ngành Xây dựng, nhiều DN lớn, đã đi trước trong lĩnh vực đầu tư BĐS và ít nhiều gặt hái thành quả cũng không dám mạo hiểm đầu tư KCN, chỉ mới mon men với tham gia thi công xây dựng hạ tầng các KCN. Nói về kinh nghiệm đầu tư vào dự án của mình, Tổng giám đốc VIGLACERA Nguyễn Anh Tuấn (nguyên là Giám đốc trực tiếp điều hành Cty Đầu tư Phát triển hạ tầng ngay từ những ngày đầu thành lập) cho rằng: Điều quyết định thành công chính là bám sát quy hoạch phát triển bền vững, giải quyết hài hoà các lợi ích giữa Nhà nước, DN và cộng đồng xã hội. Mọi DN đến với KCN Tiên Sơn đều được hưởng những ưu đãi hấp dẫn. Ngoài ra, chế độ hành chính “một cửa” cũng là điều khiến DN rất thích đầu tư vào đây. Có dự án chỉ trong 4 giờ đồng hồ đã được cấp giấy phép và dự án lâu nhất không quá 7 ngày.

Dù triển khai sau nhưng KCN Tiên Sơn lại là địa chỉ được nhiều nhà đầu tư quan tâm, biết đến với kỷ lục những cái “đầu tiên”: KCN đầu tiên có nút giao thông lập thể; KCN đầu tiên ở miền Bắc có hệ thống hạ tầng xã hội (khu đô thị) đi kèm; ý thức được việc bảo vệ môi trường, KCN đã đầu tư và đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải công nghiệp với công suất 2.000m3/ngđ, tổng số vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng.

Trên đà thắng lợi đó, chỉ sau giai đoạn 1 của KCN Tiên Sơn, VIGLACERA đã tiếp tục triển khai KCN và Đô thị Yên Phong (Bắc Ninh) có tổng diện tích 600ha, lợi thế gần Cảng hàng không Nội Bài, thuận tiện cho xuất nhập khẩu qua cửa hàng không. Giai đoạn I đã có trên 200ha diện tích đất công nghiệp được lấp đầy. Đặc biệt, sự ra đời của các dự án KCN gắn liền với KĐT ở Bắc Ninh đã có sức lan toả đến các tỉnh lân cận. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trao gửi cho VIGLACERA khảo sát, đầu tư 2 dự án tại địa phương là KCN Đông Mai (Yên Hưng) và KCN Hải Yên (Móng Cái).

“Bán” cái mà mình biết rõ nhất

Từ một dự án KCN ban đầu, đến nay VIGLACERA đã sở hữu trong tay một khối tài sản đáng kể là những dự án đã vào đang triển khai nhưng đủ để khẳng định vị thế của một nhà đầu tư chuyên nghiệp: 4 KCN, 1 KĐT đầu tiên của khu vực Gia Lâm (Hà Nội) và một số toà nhà cao tầng kết hợp các căn hộ và văn phòng cho thuê cao cấp. Có một điều tưởng chừng như là một “nghệ thuật kinh doanh” nhưng lại xuất phát từ một chân lý rất đơn giản đó là trong số hầu hết các sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh doanh BĐS, VIGLACERA bao giờ cũng là khách hàng tiên phong sử dụng sản phẩm của chính mình. Nói đó là chân lý đơn giản bởi lẽ nó mang đậm nét tính cách truyền thống của người Việt Nam: Làm ra sản phẩm tốt và hãy biết tận hưởng sản phẩm của chính mình.

Và ít có ai ngờ rằng “cuộc dạo chơi” của chàng khổng lồ trong làng sản xuất VLXD 10 năm trước lướt vào thị trường BĐS bằng một dự án liều lĩnh, mới lạ và khó khăn là KCN Tiên Sơn bằng “chú ngựa non” duy nhất mang tên Cty Đầu tư Xây dựng và phát triển hạ tầng lại là tiền thân của một hệ thống VIGLACERA Land hùng hậu, chuyên nghiệp ngày hôm nay.

VIGLACERA Land ra đời ngày 10/8/2007 với tổng giá trị  trong lĩnh vực BĐS gần 800 tỷ đồng, tăng cấp số nhân sau 9 năm kể từ ngày bước chân vào “cuộc chơi mới”. Cái được lớn nhất của VIGLACERA không thể đo đếm bằng giá trị tiền mặt nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng chính là trong hành trình ấy đã tôi luyện, đào tạo nên lớp cán bộ lãnh đạo trẻ trung, năng động, quyết đoán, đủ làm nên một sức sống mới cho VIGLACERA. VIGLACERA Land có 8 thành viên  phân công rõ ràng nhưng đồng thời hỗ trợ nhịp nhàng trong đầu tư, kinh doanh BĐS. Bên cạnh đầu tư kinh doanh, VIGLACERA vẫn tiếp tục thực thi trách nhiệm xã hội như góp sức cải tạo các khu chung cư cũ giúp người dân có điều kiện sống tốt hơn đồng thời góp sức mình làm đẹp bộ mặt đô thị.

(Theo // Báo xây dựng )

  • Doanh nghiệp BĐS TP.HCM: Ồ ạt mở sàn, èo uột giao dịch
  • Phát triển bất động sản du lịch Cần Thơ: Cần sự khác biệt
  • Cao cấp hóa… bình dân
  • Thị trường BĐS TP Vinh: Chảy ngược dòng
  • Những cao ốc trong lòng phố cổ
  • Đất Hà Nội - "Kho vàng" vẫn đang bị bỏ quên
  • Dự kiến đầu tư 1 tỷ USD vào bất động sản du lịch Cần Thơ
  • "Splendora" - dự án đô thị hiện đại lớn nhất VN
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!