Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuôi - Ngược dòng FDI

Cơ hội để tiếp tục thu lợi nhuận lớn từ thị trường bất động sản nhà ở vẫn còn - tinkinhte.com
Cơ hội để tiếp tục thu lợi nhuận lớn từ thị trường bất động sản nhà ở vẫn còn
Một chỉ tiêu vừa phải, khoảng 22 tỷ USD cho vốn đăng ký. Một mức nỗ lực vừa phải khoảng 10 tỷ USD cho vốn giải ngân. Một khoảng lặng cho những kế hoạch làm mới hình ảnh dòng vốn FDI.
 
Động thái quyết liệt

Các con số thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trở nên âm thầm hơn những kế hoạch rà soát hoạt động các dự án FDI.

Ngay trong những tuần đầu năm 2010, những thông tin về rà soát các dự án bất động sản, các dự án sân golf của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được đưa ra. Thông điệp chính từ phía cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là giải quyết dứt điểm các dự án treo, chậm triển khai vì bất kỳ lý do nào. Hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là khu vực đất lúa, được coi là tâm điểm cho đợt hậu kiểm đầu năm 2010.

Cũng ngay trong tháng 1/2010, những khâu xem xét hồ sơ, cân nhắc các thủ tục pháp lý để tiến hành rút giấy phép một số dự án siêu chậm cũng được chính quyền một số địa phương khởi động. Dự án Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Nam Sơn - Hạp Lĩnh (Bắc Ninh) do Công ty IGS (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư có vốn đầu tư khoảng 240 triệu USD tại Bắc Ninh khởi công rầm rộ từ tháng 10/2008 đang bị đánh động với sự trì trệ của nhà đầu tư trong thực hiện nghĩa vụ tài chính. Dự án đóng tàu STX có vốn 500 triệu USD của nhà đầu tư Hàn Quôcs STX thêm một lần nhận “cảnh báo đỏ” từ Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hoà)…

Các lịch hẹn chốt cho những văn bản chính thức cam kết của các nhà đầu tư với việc tiếp tục thực hiện dự án cũng khá dày dặn trong lịch làm việc nhiều ban, ngành của các địa phương. UBND tỉnh Ninh Thuận đang gia hạn lần cuối cho Tập đoàn Lion (Malaysia), phía nước ngoài của Dự án Khu liên hợp Thép Cà Ná trước khi có quyết định về siêu dự án 9,8 tỷ USD.

UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đang chờ đợi bản báo cáo chính thức của Chủ đầu tư Dự án doanh khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (Núi Pháo - VICA) cập nhật các hoạt động của Dự án theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Áp lực về hạn định cũng đang đặt lên vai chính các địa phương trong cam kết giao đất sạch cho nhà đầu tư. Một lịch trình rất cụ thể trong việc giao đất cho Dự án Formosa đã được tỉnh Hà Tĩnh công bố. Một kế hoạch tổng lực địa phương dành cho giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện trước tháng 5/2010 có thể sẽ chính thức khởi động được Dự án khu liên hợp gang thép và cảng với vốn đầu tư giai đoạn 1 lên đến gần 7,9 tỷ USD sau lễ khởi công gần một năm rưỡi.

Hà Nội ngay trong những ngày năm 2010 đã đạt được những bước mở đầu tiên cho việc triển khai Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây vốn bị liệt vào danh sách dự án treo gần như ngay từ khi được cấp giấy phép từ tháng 2/2006 với lý do ách tắc trong giải phóng mặt bằng.

Rào cản nội lực

Cái khó của nhà đầu tư cũng dễ hiểu khi tình hình kinh tế toàn cầu chuyển mình bất thường và bất lợi. Nhiều nhà đầu tư dù đặt nhiều kỳ vọng và các kế hoạch đầu tư tại Việt Nam song khó khăn trong kêu gọi vốn. Song ngay cả những nhà đầu tư sẵn sàng thực hiện các cam kết ngay cả lúc thị trường đang đảo chiều cũng không phải dễ dàng.

Trong những chuyển động rất tích cực của Dự án Tây Hồ Tây tính tới thời điểm này, mặc dù nhà đầu tư đã chấp thuận khoản tiền ứng trước để gỡ nút thắt này, nhưng tổng kinh phí dành cho đền bù giải phóng mặt bằng của Dự án này đã lên tới khoảng 7.600 tỷ đồng, có nghĩa là tăng khoảng 2.000 tỷ đồng so với những tính toán trước đây, rất có thể lại là rào cản mới.

Nhìn lại, hầu như các dự án có diện tích sử dụng đất lớn, các dự án bất động sản nằm trong khu dân cư, đô thị lớn, khu vực chưa có quy hoạch tổng thể… đều vướng giải phóng mặt bằng. Loại trừ nguyên nhân do công tác quy hoạch vốn là điểm yếu cần phải có thời gian để cải thiện, thì năng lực hay có thể nói là thành tích với những con số thu hút đầu tư đã tạo nên tình trạng “gậy ông đập lưng ông” ở nhiều địa phương. Hậu quả của cách thu hút đầu tư thiếu cẩn trọng, thiếu dự tính về khả năng giao đất sạch ở nhiều địa phương là những bất ổn về xã hội, lãng phí về nguồn lực và cả những điều tiếng trong môi trường đầu tư không chỉ giới hạn trong một vài địa phương.

Hiện tại, UBND tỉnh Hà Tĩnh đang nêu quyết tâm cao để thực hiện được cam kết giao đất sạch cho nhà đầu tư. Nhưng trở lại thời gian trước, khi nhà đầu tư kiên quyết đòi điều kiện đất sạch để bắt tay vào các kế hoạch thực hiện dự án, địa phương thực sự lúng túng.

Có lẽ sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng đã trở thành đương nhiên đến mức yêu cầu có đất sạch của nhà đầu tư lại trở thành sự đòi hỏi. Ngay cả với cách làm ứng tiền giải phóng mặt bằng mà nhiều địa phương đang vận động nhà đầu tư ủng hộ, cơ chế chung hiện không có. Và nhà đầu tư nhiều khi lúng túng với chính đề nghị từ địa phương trong nội dung này.

Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục truởng Cục Đầu tư nước ngoài khi chia sẻ những trăn trở từ hoạt động FDI cũng thừa nhận, dường như các địa phương không tính tới khả năng thực tế trong giải phóng mặt bằng, khả năng có đất sạch cho nhà đầu tư trước khi đưa ra cam kết với nhà đầu tư cũng như khi đặt bút ký vào các giấy chứng nhân đầu tư mới. “Nếu các địa phương tính kỹ bài toán này, có thể nhiều dự án treo chưa thể được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Áp lực giải quyết bài toán dự án treo của nhiều địa phương sẽ không quá nặng như hiện tại”, ông Thắng bình luận.

Trong áp lực này, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo về việc nhà đầu tư kê khai tăng vốn dự án để tăng nhu cầu sử dụng đất một cách không hợp lý chót lọt. Năng lực thẩm định dự án ở nhiều địa phương tiếp tục sẽ vẫn yếu thế hơn trước các kỹ sảo này nếu những con số thu hút đầu tư nước ngoài vẫn được coi là thành tích trong các báo cáo kinh tế của địa phương.

Bất động sản vẫn hút vốn

Tiềm năng và các khoảng trống của thị trường bất động sản tiếp tục là lý do hút vốn đầu tư, trong đó có dòng vốn FDI. Nhìn về dài hạn, khi kinh tế Việt Nam hồi phục ở tốc độ tăng truởng GDP khoảng 7-8% thì nhu cầu về điều kiện sống tốt hơn sẽ kéo rộng dung lượng thị truờng bất động sản của Việt Nam. Cơ hội để tiếp tục thu lợi nhuận lớn từ thị trường bất động sản nhà ở vẫn còn.

Cùng với đó, khu vực bất động sản liên quan tới văn phòng, du lịch, bất động sản khu công nghiệp, kết cấu hạ tầng cũng chứa đựng tiềm năng lớn từ một nền kinh tế đang chuyển mạnh sang giai đoạn 2 của sự phát triển, giai đoạn phát triển dựa trên năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh.

Khó khăn nằm nhiều ở sự lựa chọn, phân loại và quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư của chính quyền các địa phương.

Đã có vị lãnh đạo đầu tỉnh thừa nhận rằng, nếu các thành phố, trung tâm phát triển kinh tế của các vùng có cơ hội lựa chọn các nhà đầu tư, các dự án tốt thì nhiều địa phương chỉ đợi cơ hội để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, để có được một báo cáo kinh tế xã hội của năm trọn vẹn. Áp lực này khiến yêu cầu điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tư phù hợp, những nội dung hậu cấp phép ít được chú tâm ngang bằng với nỗ lực thu gọi vốn đầu tư.

Cùng phải thừa nhận riêng trong lĩnh vực bất động sản nhà ở, văn phòng, khu đô thị, vai trò giám sát của cơ quan chức năng trong thực hiện quy định về huy động vốn theo Lụât Nhà ở hiện chưa phát huy đúng tầm. Sự lỏng lẻo trong thực thi pháp lụât đương nhiên sẽ là cơ hội tận thu lợi nhuận của nhà đầu tư. Và nhiều hệ luỵ, tiềm ẩn tiêu cực đi sau các dự án bất động sản một phần bởi các nguyên do này.

Bước đổi thời cuộc

Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang rất cần dòng vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ, các khu vực sản xuất nâng cao chất lượng cạnh tranh, tạo nền tảng cho nền kinh tế phát triển kinh tế bền vững. “Tỷ trọng FDI vào bất động sản quá lớn không phải lỗi của nhà đầu tư. Vấn đề là sự hấp dẫn, lợi nhuận từ đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến từ thị trường Việt Nam”, ông Thành nói.

Đang có sự dịch chuyển trong động thái của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư Nhật Bản trong ngành chế biến đang có xu hướng dịch lên các tỉnh phía Bắc để tận dụng hành lang kinh tế ASEAN – Trung Quốc. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa các nền kinh tế đang phát triển đang tìm hướng ra ngoài khi áp lực cạnh tranh nội địa tăng cao... Nhiều đoàn doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước tới Việt Nam trong khoảng thời gian cuối năm 2009, đầu năm 2010.

Tuy nhiên, điểm yếu về cơ sở hạ tầng kết nối, bất cập trong quy hoạch, yếu kém về nguồn nhân lực, khó khăn trong giải phóng mặt bàng... vẫn rất lớn. Kế hoạch để kịp đón dòng vốn đầu tư FDI hướng vào sản xuất đang cần thêm nhiều bước cập nhật với thời cuộc.

(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Xác định xu hướng lãi suất: Chưa dễ!
  • Nợ nước ngoài hủy hoại sức mạnh của Mỹ
  • Tiến sĩ Vũ Đình Ánh: Dự cảm giá cả lạm phát năm 2010
  • Nhấp nhổm chờ mua bán ngoại tệ
  • Điều chỉnh quy hoạch các khu đô thị mới: Ai lợi, ai thiệt ?
  • Chọn kênh đầu tư: Đất, vàng, ngoại tệ hay cổ phiếu?
  • Mây đen từ khủng hoảng nợ toàn cầu vẫn bao trùm
  • Năm 2010, hấp dẫn vẫn là kênh chứng khoán?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!