Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mây đen từ khủng hoảng nợ toàn cầu vẫn bao trùm

Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp không những chưa suy giảm, mà còn từng bước gia tăng thêm những lo lắng của các nước trên thế giới về sự bùng nổ khủng hoảng nợ toàn cầu. Đặc biệt là, sau khi khủng hoảng tài chính qua đi, các nước phát triển chú yếu để đối phó với khủng hoảng, đều lần lượt cõng trên lưng các khoản nợ nặng nề.

Đối với khủng hoảng nợ Hy Lạp, riêng sự kiện này cũng đang tiềm ẩn một nguy cơ lây lan rủi ro. Các nhà đầu tư càng ngày càng lo lắng, không chỉ có Hy Lạp, các nền kinh tế khác của châu Âu đại lục cũng đang tồn tại vấn đề nợ nghiêm trọng, chỉ có một số nước với việc áp dụng các biện pháp linh hoạt, đã che đậy quy mô thực sự của các khoản nợ và mức thâm hụt.

Do bị nghi ngờ về việc Hy Lạp trong năm 2001 đã thông qua các thương vụ hoán đổi tiền tệ để che dấu tình trạng nợ nần thật sự của mình, hiện Hy Lạp đang đứng trước các cuộc điều tra của Ủy ban châu Âu EC. Được biết, trước năm 2010, dưới sự hỗ trợ của các nhà đầu tư Phố Wall như Goldman Sachs, chính phủ Hy Lạp đã thông qua các thương vụ tài chính phức tạp để che đậy con số thật sự của thâm hụt tài chính và các khoản nợ công, nhằm phù hợp với yêu cầu của EU.

Có dấu hiệu cho thấy, cách làm giả tạo nói trên có thể cũng bị các quốc gia EU lợi dụng. Hôm qua, Nhật báo Phố Wall đưa tin, trong báo cáo đệ trình lên Cục thống kê EU cho thấy, Bồ Đào Nha đã  dùng khoản tiền hỗ trợ xây đường sắt Lisbon đổi lấy quyền cổ phần. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Bồ Đào Nha đã từ chối bình luận về thông tin liệu nước này có áp dụng biện pháp mà Hy Lạp đã làm để che dấu con số thâm hụt hay không.

Theo thống kê của Cơ quan xếp hạng tín dụng Moodys, từ năm 2007-2010, nợ công toàn cầu sẽ tăng lên khoảng 15300 tỷ USD, 80%  trong đó đến từ nhóm G7. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự đoán, đến năm 2014, nợ công của nhóm các nền kinh tế phát triển G20 có thể chiếm tới 118% GDP.

Nhà kinh tế học nổi tiếng Harvard, người điều hành tiền nhiệm của IMF Kenneth Rogoff hôm 23/2 cảnh báo, trong vài năm tới, nhiều nước có thể sẽ xuất hiện cuộc khủng hoảng nợ đáo hạn. Mỹ cũng sẽ đứng trước sức ép cắt giảm chi tiêu công càng ngày càng lớn, nếu không các nhà đầu tư sẽ không muốn “quyết toán” vô điều kiện.

Hôm qua, ông Rogoff cũng cho biết thêm, thông thường sau khủng hoảng tài chính, “trong mấy năm tới, chúng ta sẽ nhìn thấy một loạt các cuộc khủng hoảng nợ xảy ra ở các nước. Tôi dự đoán, tình hình này sẽ tái xuất hiện”. Cũng theo ông Rogoff, thị trường tài chính cuối cùng sẽ đẩy lãi suất đi lên, điều này sẽ khiến Hy Lạp, Bồ Đào Nha và các nước châu Âu khác đối mặt với những “rắc rối lớn”. Tuy nhiên, muốn dự đoán được thời điểm xảy ra sẽ rất khó.

Theo quan điểm của ông Rogoff, các nước giàu như Đức, Mỹ và Nhật Bản trong tương lai sẽ đối mặt với tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Ông dự đoán, cùng với việc lãi suất từ từ tăng lên, để đối phó với vấn đề nợ ngày càng nghiêm trọng, các nước này sẽ buộc phải “thắt lưng buộc bụng”. Chính sách tài chính Nhật Bản đã “mất kiểm soát”, hiện quốc gia này đã sở hữu một khoản nợ công với quy mô lớn nhất toàn cầu, tỷ lệ nợ chiếm gần 200% GDP.

Tuy nhiên, có người vẫn tin rằng, tình hình đáo nợ của các nước phát triển chủ yếu sẽ không trở thành hiện thực. Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Goldman Sachs ONeill cho rằng, tỷ lệ dự trữ Mỹ đang tăng lên, vì thế quy mô tự thu mua quốc trái của người Mỹ sẽ lớn hơn so với trước kia, ở mức độ nhất định, điều này có thể thay thế sự suy giảm thu mua của nước ngoài.

Báo cáo phân tích cho thấy, rất có thể sẽ xuất hiện một tình hình khác, khi đa số các nước phát triển không thể lại thông qua các biện pháp như phát hành trái phiếu mới, tăng thuế để trả nợ, chính phủ có thể chỉ thị ngân hàng trung ương in thêm tiền, từ đó chuyển khủng hoảng nợ đáo hạn thành khủng hoảng lạm phát.

(Trang tin VN&QT)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Năm 2010, hấp dẫn vẫn là kênh chứng khoán?
  • Sửa đổi luật lệ trong hệ thống tài chính cần có sự kết hợp trên phạm vi toàn cầu
  • Cơ hội chưa một lần có thách thức chưa từng đối mặt
  • Đi tìm nguyên nhân thực của căng thẳng tỷ giá
  • Linh hoạt cơ chế lãi suất
  • Tại sao “tiền nóng” lại yêu thích Trung Quốc?
  • Sự lựa chọn giữa đầu tư và tiêu dùng
  • Những dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế châu Âu đang chậm lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!