Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh: Dự cảm giá cả lạm phát năm 2010

"Việc điều chỉnh giá xăng dầu, điện, than, nước sinh hoạt, cước vận tải,… cần thận trọng trong quyết định mức độ và thời điểm để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2010", Tiến sĩ Vũ Đình Ánh nhận định.

 TS-Vũ Đình Ánh
 TS. Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả. Ảnh: Hoàng Hà

Theo dự báo của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ chuyển sang tăng trưởng 3,1% vào năm 2010 sau khi đã suy giảm 1,1% năm 2009. Nhưng WB mới dự báo kinh tế thế giới 2010 chỉ tăng trưởng 2,7% sau khi suy thoái 2,2% năm 2009 với cảnh báo khả năng suy thoái kép.

Rõ ràng, kinh tế thế giới 2010 còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, đặc biệt là những khó khăn trong thương mại do sự phục hồi của chủ nghĩa bảo hộ, biến động tỷ giá hối đoái của các đồng tiền chủ chốt và khủng hoảng nợ do thâm hụt ngân sách của nhiều nước lên cao sau khi ồ ạt kích thích kinh tế trong năm 2009. Thậm chí, Paul Krugman còn cảnh báo nguy cơ tái khủng hoảng trong năm 2010.

Mục tiêu ưu tiên hàng đầu vẫn là tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao vì đến năm 2010 dự kiến quy mô GDP mới đạt 106 tỷ USD, bình quân đầu người 1.200 USD - mức trung bình thấp của thế giới. Và suốt từ thời kỳ đổi mới đến nay chưa năm nào Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trên một con số. Để tăng trưởng cao và trong thời gian dài nhất có thể thì ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ thường xuyên, duy trì các cân đối vĩ mô là nhiệm vụ trung hạn và cơ cấu lại nền kinh tế thuộc nhiệm vụ trung dài hạn đảm bảo đến 2020 Việt Nam có một nền kinh tế có qui mô tương xứng với dân số khoảng 100 triệu và cơ cấu phù hợp với một nước công nghiệp phát triển nhanh.

Kiểm soát lạm phát trở thành trọng tâm trong ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam nhiều năm qua, song gần đây việc duy trì các cân đối lớn của nền kinh tế cũng đang nổi lên không kém phần quan trọng, do các mất cân đối vĩ mô đang ngày càng tích luỹ đến mức độ trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới ổn định kinh tế vĩ mô và hạn chế không gian điều hành chính sách.

Từ tháng 12/2009, CPI lại tăng 1,38% - mức tăng cao nhất trong cả năm 2009 - đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về khả năng lạm phát cao có thể quay trở lại vào năm 2010. Có nhiều khả năng diễn biến CPI hằng tháng năm 2010 sẽ lặp lại kịch bản 2004-2005 với lạm phát cả năm dừng ở một con số. Tuy nhiên, khả năng này có thành hiện thực hay không phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh và cách thức điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô của VN.

Nếu tính quy luật của diễn biến thị trường giá cả được duy trì trong năm 2010 kết hợp với những chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý thị trường giá cả hợp lý thì CPI cả năm có thể ở mức một con số. Nếu một hoặc một số các điều kiện trên không đảm bảo thì CPI có thể lên tới 12-15%.

Trọng tâm trong ngắn hạn của chính sách tài khoá là giữ vững mức động viên vào ngân sách Nhà nước (NSNN) khoảng một phần tư GDP - không giảm nhưng cũng không được tăng để không tăng thêm gánh nặng huy động vào NSNN cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, giảm đến mức tối thiểu và tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về thành phần kinh tế trong cả thực hiện nghĩa vụ thu nộp NSNN cũng như thụ hưởng các khoản chi NSNN và mang tính chất chi NSNN.

Ưu tiên thứ hai là giảm mức độ thâm hụt NSNN trong lộ trình tiến tới cân bằng cán cân NSNN trong dài hạn. Trước mắt, cần chấm dứt chính sách nới lỏng tài khoá nhất là nới lỏng thông qua tăng chi đầu tư phát triển, đồng thời xúc tiến chương trình cơ cấu lại chi NSNN theo hướng: (i) Ưu tiên đáp ứng đủ chi thường xuyên gắn với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy và cắt giảm thủ tục; (ii) chi đầu tư phát triển hướng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (iii) đảm bảo chi trả nợ đầy đủ, trong kế hoạch có thể bố trí trả nợ trước hạn. Mục tiêu mức thâm hụt NSNN năm 2010 có thể xuống dưới 6% thông qua giảm tỷ lệ chi NSNN so với GDP như dự toán, cắt giảm các công trình đầu tư khổng lồ có thời gian đầu tư dài.

 Ngân sách nhà nước 1995 -2010 ( % GDP)
 Biểu đồ so sánh


Bên cạnh đó, chính sách quản lý nợ, cả nợ công và nợ nước ngoài nên theo hướng không làm tăng quy mô nợ, đồng thời quản lý n