Ngay từ sau trận động đất tháng 3, châu Âu đã có ý định kí kết FTA với Nhật để giúp nước này nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai.
Ủy viên Thương mại EU, ông Karel De Gucht hôm qua cho biết, Liên minh châu Âu sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán sơ bộ với Nhật Bản về hiệp định thương mại tự do song phương vào cuối tháng này, trong một nỗ lực để bước vào các cuộc đàm phán chính thức trong năm nay.
Tại một cuộc họp với các phóng viên Nhật Bản, ông De Gucht cho biết, Liên minh Châu Âu sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán FTA chính thức, nếu Nhật Bản có những tiến bộ trong việc loại bỏ rào cản thương mại phi thuế quan và tự do hóa mua sắm công qua các cuộc đàm phán sơ bộ.
Liên minh châu Âu có kế hoạch bắt đầu các cuộc đàm phán sơ bộ về hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-EU vào 28/5.
Ông Gucht lưu ý rằng, các cuộc đàm phán sơ bộ sẽ khác với các cuộc đàm phán chính thức. Phía Nhật Bản cũng cho biết, họ hy vọng sẽ khởi động đàm phán FTA chính thức tại hội nghị thượng đỉnh song phương sắp tới.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Lãnh đạo ngành công nghiệp dầu mỏ và quan chức chính phủ phương Tây đều cho rằng, Iraq sẽ không thể thực hiện được mục tiêu đến năm 2017 nâng sản lượng dầu mỏ lên gấp 4 lần mức hiện hiện nay. Đây là một cú sốc cho hy vọng sản lượng của Iraq tăng vọt có thể kéo giá dầu thế giới sụt giảm vào khoảng năm 2015.
Kinh tế Trung Quốc đang phát triển quá nóng, chuyên gia kinh tế Mỹ nổi tiếng, ông Nouriel Roubini, cho hay. Về lâu dài, hậu quả của tình trạng đầu tư quá mức này sẽ là nạn giảm phát, và từ năm 2013 trở đi, tăng trưởng kinh tế sẽ chậm đi một cách đáng kể.
Nhật Bản sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng nguyên tử bất chấp cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 sau thảm họa kép động đất và sóng thần xảy ra hồi tháng 3 vừa qua.
Nhà kinh tế cấp cao Philip Schellekens thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, nếu có một môi trường đầu tư, sự đổi mới và nguồn nhân tài như của Singapore, chắc chắn vốn đầu tư nước ngoài mà Malaysia thu hút được sẽ gấp năm lần mức hiện nay.
Báo chí Nhật Bản ngày 14/4 tiết lộ một tin tức “động trời” rằng Nhật Bản có thể xây dựng một “Thủ đô dự bị” hay “Thủ đô phụ” để phòng chống động đất có thể làm sụp đổ thành phố Tokyo.
Mới đây, chính phủ Iraq đã quyết định tăng sản lượng dầu mỏ lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua và chuẩn bị đấu thầu các hợp đồng dầu khí để khai thác những mỏ dầu mới đầy tiềm năng. Điều này đồng nghĩa quốc gia này đang thách thức Saudi Arabia – cường quốc xuất khẩu dầu mỏ số 1 thế giới để giành lấy ngôi vị này.