Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Indonesia - Trung tâm tài chính mới của châu Á

Indonesia - Trung tâm tài chính mới của châu Á

Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.

Cô Nicole Lee sinh ra và lớn lên tại Thủ đô Jakarta, Indonesia thừa nhận, chính người bản xứ như cô cũng cảm thấy chóng mặt với tốc độ thay đổi nhanh chóng của thành phố này trong những năm qua.

“Bây giờ đi đâu bạn cũng có thể nhìn thấy các khu thương mại sầm uất với quy mô ngày càng lớn” - cô Nicole cho biết.

Thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng và màu mỡ cũng là một trong những lý do khiến nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Indonesia liên tục tăng trong thời gian qua. Theo thông số của chính phủ nước này, chỉ từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, Indonesia đã thu hút được 7,4 tỷ USD tiền đầu tư.

Ông VP Sharma, Chủ tịch Tập đoàn MAP cho rằng: “Người Indonesia có thói quen chi tiêu khá mạnh tay, thêm vào đó họ rất chú trọng đến thương hiệu và đặc biệt yêu thích các thương hiệu nổi tiếng quốc tế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nước ngoài coi đây là điểm đến đầu tư hấp dẫn”.

Ông Richard Kersley, Trưởng nhóm nghiên cứu của tập đoàn Credit Suisse phân tích: “Trong khu vực châu Á, Indonesia chỉ đứng sau Trung Quốc về sức mua tiêu dùng. Hiện nay những ngành mũi nhọn như viễn thông và chế biến thực phẩm đang tạo nên sức bật cho kinh tế Indonesia cũng như thu hút các doanh nghiệp nước ngoài”.

Không chỉ thị trường tiêu dùng tiềm năng. Đợt bầu cử tổng thống diễn ra một cách trật tự và hòa bình vừa qua cũng góp phần khiến các nhà đầu tư nước ngoài tự tin vào sự ổn định của thị trường tại Indonesia. Và theo dự đoán của tập đoàn tư vấn Boston, chỉ chưa đầy 1 thập kỷ nữa, hơn 1/2 dân số Indonesia sẽ vào nhóm người tiêu dùng có mức thu nhập cao.

Như Anh
Theo VTV

  • Rót hàng tỉ USD, Trung Quốc vẫn “mất tiếng” ở châu Phi
  • Trung Quốc nợ gấp 2,5 lần GDP
  • Trung Quốc - Ấn Độ đua gươm, đấu giáo
  • Kinh tế Ai Cập điêu đứng vì bạo loạn
  • Triều Tiên “hút” ngày càng nhiều vốn FDI
  • “Cuộc chiến” vàng ở Ấn Độ
  • Kinh tế Trung Quốc giảm tốc ngày một rõ ràng
  • Triều tố Hàn phá hỏng kế hoạch đàm phán