Khu vực thị trường chính của Canada là các thành phố lớn: Toronto, Montreal và Vancouver. Việc gom hàng tới các thành phố này là đặc điểm chung của hệ thống phân phối của Canada. Do vậy, nhà xuất khẩu đặt đại diện với mục tiêu xúc tiến bán hàng hoặc khai thác thị trường ở những nơi này là hoàn toàn hợp lý. Cũng như các mặt hàng khác, hàng may mặc thường được nhập khẩu bởi các nhà bán buôn, các siêu thị, nhà kinh doanh qua bưu điện, nhà bán lẻ hàng chuyên dụng. Đại lý của các nhà sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu và phân phối hàng tại Canada. Nhà bán lẻ ở Canada (Sears, Wal-Mart, The Bay, Zellers, Winners, Moore’s, Marks W.W, The Gap, Costco/Price Club, Reitmans…) thường tìm hàng qua các nguồn: Hội chợ, đại diện, tạp chí chuyên ngành, từ những nhà bán lẻ khác và truy cập vào các trang Web.
Cửa hàng bán lẻ: Các cửa hàng may đặc thù chiếm khoảng 34% thị phần của tổng doanh thu bán lẻ ở Canada, cao hơn ở Mỹ, nơi mà hầu hết doanh thu có được là qua các cửa hàng tổng hợp và chiết khấu. Cửa hàng bán lẻ khác nhau về qui mô và tính đặc thù, từ cửa hàng tổng hợp lớn cho đến các cửa hàng độc lập nhỏ với khoảng từ 1 đến 4 quầy bán lẻ. Holt Renfrew và Les Ailes de la Mode là những hệ thống cửa hàng tổng hợp, trong khi Sears Canada và Hudson’s Bay Company (The Bay’) là thí dụ điển hình của hệ thống cửa hàng trung lưu. Hệ thống cửa hàng chiết khấu như Zellers và Wal-Mart cũng là những nhà tiếp thị đại trà, còn các hệ thống cửa hàng kiểu’big box’ như Costco và Winners bán hàng may mặc với số lượng lớn. Đối với những mặt hàng đã có thương hiệu, người tiêu dùng có thể mua hàng qua điện thoại, internet, đặt hàng dựa trên catalog.
Nhà nhập khẩu và đại lý: Theo tập quán thông thường, nhà xuất khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu hoặc đại lý phải cung cấp những thông tin cần thiết để tham khảo trước khi làm việc với một nhà nhập khẩu mới. Điều này giúp tránh được những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai. Nhà nhập khẩu và đại lý hiện chiếm phần lớn hàng nhập khẩu vào Canada và thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi làm việc với một nhà cung cấp mới. Cũng như nhà cung cấp, nhà nhập khẩu cũng thường xuyên yêu cầu cung cấp các thông tin tham khảo để biết được kinh nghiệm xuất khẩu của nhà cung cấp, năng lực tài chính. Danh mục các đại lý được đăng trên tạp chí Annual Buyer’s Guide of Style magazine.
Nhà tiêu dùng công nghiệp: Một nhóm quan trọng các nhà tiêu dùng công nghiệp - những công ty nhuộm, in…, hoàn thiện hay chuyển đổi hàng để bán cho các nhà sản xuất dệt may. Những công ty này có thể đáp ứng liên tục nhu cầu thay đổi của thị trường thời trang trong nước vì họ chuyển đổi sợi nền theo các yêu cầu của khách hàng. Đây là phân đoạn thị trường “ẩn” của ngành dệt Canada.
Mức tiêu dùng bán lẻ hàng may mặc của Canada vào khoảng trên 20 tỷ đô la Canada (Cad)/ năm, trong đó trên một nửa là quần áo phụ nữ, tiếp đến là quần áo nam giới, số còn lại là quần áo trẻ em và quần áo chuyên dụng khác. Toàn Canada có trên 2.000 nhà sản xuất hàng may mặc. Phần lớn các công ty này do người Canada sở hữu, những công ty có yếu tố nước ngoài chủ yếu là các công ty đa quốc gia của Mỹ.
Canada được xếp vào hàng các nước có mức nhập khẩu hàng dệt may cao nhất tính trên đầu người. Các nhà xuất khẩu trên khắp thế giới đều đã hiện diện ở thị trường này, cạnh tranh khốc liệt và liên tục. Do vậy, để có thể thâm nhập được vào thị trường dệt may Canada, nhà xuất khẩu hoặc phải đưa ra được một sản phẩm mới hoàn toàn, hoặc phải đảm bảo có được một nguồn cung và chào hàng hấp dẫn về chất lượng, dịch vụ, giá cả, bao gói và nhãn mác so với cùng loại mặt hàng đang tiêu thụ trên thị trường.
Để kích cầu, hoạt động khuyến mại bán lẻ (đặc biệt thông qua hệ thống cửa hàng may mặc chuyên biệt) ngày càng tăng. Khi người tiêu dùng trở nên nhạy cảm với giá cả hơn thì người bán lẻ phải giảm giá thành kinh doanh, thường phần thiệt thuộc về nhà sản xuất. Bên cạnh đó, người bán lẻ còn đưa ra mức giảm giá (chiết khấu) để lôi kéo khách hàng. Kết quả là cả người bán lẻ và nhà sản xuất chỉ tạo được mức lãi tối thiểu. Để tăng mức lãi, nhà bán lẻ phải tăng mức nhập khẩu và chương trình nhãn mác riêng của mình.
Khu vực thị trường chính của Canada là các thành phố lớn: Toronto, Montreal và Vancouver. Việc gom hàng tới các thành phố này là đặc điểm chung của hệ thống phân phối của Canada. Do vậy, nhà xuất khẩu đặt đại diện với mục tiêu xúc tiến bán hàng hoặc khai thác thị trường ở những nơi này là hoàn toàn hợp lý. Cũng như các mặt hàng khác, hàng may mặc thường được nhập khẩu bởi các nhà bán buôn, các siêu thị, nhà kinh doanh qua bưu điện, nhà bán lẻ hàng chuyên dụng.
Canada áp đặt hạn ngạch dệt may đối với một số nước trên một số chủng loại sản phẩm như: quần áo ngoài mùa đông, đồ jeans, áo sơ mi, quần áo ngủ và một số quần áo thể thao. Một số loại sợi cũng bị quản lý hạn ngạch như: sợi nylon, polyester, cotton, len, sợi dệt to, sợi dày, sợi nhân tạo rayon, vải nhung sọc. Từ ngày 1/1/2005, Canada chính thức bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho các nước thành viên WTO.
Thị trường dệt may Canada có tính cạnh tranh rất cao. Nhà xuất khẩu cần nhớ rằng bất kỳ một sai sót nào trong quá trình trao đổi, nhà nhập khẩu có thể dễ dàng không tiếp tục liên hệ nữa, đi tìm nhà cung cấp khác.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền: