Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giáp Tết, loạn thị trường gạo đặc sản

Hàng năm, những ngày cận Tết Nguyên đán, sức mua các loại gạo đặc sản thường tăng mạnh. Tuy nhiên, để chọn đúng hàng, đúng chất lại rất khó.

Ở thời điểm này, giá bán lẻ nhiều loại gạo đặc sản đã tăng nhẹ từ 500 - 3.000 đồng/kg, dù sức mua vẫn chưa mạnh. Trong khi giá bán sỉ nhiều loại gạo tại các chợ, siêu thị, cửa hàng chỉ tăng từ 500 - 1500 đồng/kg. Theo các tiểu thương, các loại gạo ngon tăng giá do nhiều cơ sở kinh doanh đang tăng cường thu mua hàng để chuẩn bị bán trong dịp Tết.

Tại các đại lý gạo, việc niêm yết giá gạo, mỗi nơi mỗi khác. Chẳng hạn, gạo Đài Loan biển, nơi bán 17.500 đồng/kg, nơi kê giá 18.000 đồng/kg. Hay gạo tám hương lài, nơi ghi giá bán 18.500 đồng/kg, nơi đẩy lên 19.000 đồng, thậm chí 20.000 đồng/kg...

Điều đáng nói là, chỉ một giống lúa, nhưng khi xay thành gạo lại có tên gọi và giá cả khác nhau, tùy vào các "chuyên gia bán gạo".

Đơn cử như: "Gạo Thái Lan con kiến xanh" giá 18.600 đồng/kg, trong khi "Gạo Thái Lan con chim đỏ", hay "Gạo Thái Lan hảo hạng" lại có giá đến 32.000 đồng/kg. Tất nhiên, người tiêu dùng khó mà biết được giữa 3 loại gạo dán mác trên có gì khác nhau, mà giá lại chênh nhau đến gần gấp đôi.


Gạo Nàng thơm Chợ Đào nổi tiếng có xuất xứ ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An nhưng chỉ cho sản lượng khoảng 1.500 tấn/ năm. Thế nhưng tại TP.HCM ở đại lý bán gạo nào cũng có gạo Nàng thơm Chợ Đào với số lượng không hạn chế.

Theo anh Trần Bá Tùng, chuyên doanh gạo ở chợ Trần Chánh Chiếu (Q.5), ở ta chỉ có vài loại gạo chính thống như: Nàng thơm Chợ Đào, Hương Lài, Thơm Đài Loan, Dự Hương, Tám Hải Hậu... Còn phần lớn các loại gạo đựơc gọi là: Thơm Nhật, Sạch hữu cơ, Nàng Hương giống mới xuất khẩu... hoàn toàn không có trên thực tế.

Qua tìm hiểu, những loại gạo ngon thường dễ bị giả danh là các loại gạo Tám, gạo Nàng thơm Chợ Đào... Người bán đã lợi dụng tên tuổi các loại gạo ngon trên để trà trộn, làm nhái bằng cách trộn một ít gạo chính gốc với gạo khác, hay trộn hương lá dứa vào gạo sau đó gắn mác gạo "xịn" tung ra thị trường. Những người tiêu dùng ít kinh nghiệm rất khó phân biệt, do đó bị móc túi một cách dễ dàng.

(Theo Infonet)

(VEF)

  • Sôi động thị trường thiết bị bật tắt đèn thông minh dịp Tết
  • Nỗi lo thực phẩm rởm dịp Tết
  • Bánh kẹo nội lép vế trong siêu thị
  • Doanh thu từ thị trường nội địa của ngành dệt may tăng 15%
  • 5 ngày giá gas tăng 2 lần
  • Khó “sốt” giá thịt heo trong dịp tết
  • Từ 1/1/2012: Giá nước sạch tăng thêm 10%
  • Siêu thị: kỳ vọng sức mua tăng 25-30%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo