Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh thu từ thị trường nội địa của ngành dệt may tăng 15%

picture
Các doanh nghiệp thuộc Vinatex thời gian qua đã tích cực tham gia các hoạt động như đưa hàng về nông thôn, hội chợ quảng bá sản phẩm dệt may…

Năm 2011, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp dệt may vẫn tăng trưởng khá.

Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tại hội nghị Hội nghị sơ kết cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", do Bộ Công Thương tổ chức ngày 28/12, năm ngoái doanh thu từ thị trường nội địa của Vinatex đạt 14.960 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có doanh thu từ thị trường trong nước 1.000 tỷ đồng trở lên gồm Phong Phú với 2.175 tỷ đồng, Việt Thắng 1.199 tỷ đồng….

Kết thúc năm 2011, doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp thuộc Vinatex ước đạt 17.200 tỷ đồng, tăng trưởng 15%.

Trước đó, trao đổi với báo giới ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Vinatex cho rằng, năm nay mặc dù người dân phải thắt chặt chi tiêu, nhưng ngành vẫn có mức tăng trưởng khá. Điều này chứng tỏ sản phẩm dệt may đã có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường nội địa.

Năm 2011, sản phẩm dệt may “Made in Vietnam” tiếp tục được người tiêu dùng sản lựa chọn.

Nghiên cứu mới đây của Niesel -  công ty chuyên cung cấp thông tin về đo lường các chỉ số truyền thông và thị trường còn cho thấy, có đến 90% người được hỏi ở Tp.HCM và  83% ở Hà Nội cho biết họ có thể hoặc chắc chắn sẽ mua hàng Việt Nam nhiều hơn.

Lý do khiến người tiêu dùng quay trở lại với các sản phẩm tiêu dùng trong nước được đưa ra gồm: giá cả hợp lý, tính đa dạng, dịch vụ khuyến mại, bảo hành tốt, và quan trọng nhất là sản phẩm đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng hơn so với hàng Trung Quốc.

Năm 2012, kế hoạch tăng trưởng doanh thu từ thị trường nội địa được Vinatex đặt ra ở mức 18 – 20%.

Hiện hệ thống phân phối của Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã được mở rộng về các tỉnh, thành phố với hơn 3.445 điểm bán tại các đại lý, cửa hàng; 60 siêu thị Vinatex – mart, Trung tâm thương mại.

Song song với chiến lược phát triển thị trường nội địa, các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đã tích cực tham gia các hoạt động như đưa hàng về nông thôn, hội chợ quảng bá sản phẩm dệt may…

(Theo Vneconomy)

  • 5 ngày giá gas tăng 2 lần
  • Khó “sốt” giá thịt heo trong dịp tết
  • Từ 1/1/2012: Giá nước sạch tăng thêm 10%
  • Siêu thị: kỳ vọng sức mua tăng 25-30%
  • Tăng giá sàn xuất khẩu gạo vì ai?
  • Thực phẩm phục vụ Tết: Không lo gạo, chỉ lo thịt
  • Giá điện sinh hoạt lên tới 2.000 đồng/kWh
  • Từ 20/12, giá điện tăng thêm 5%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo