Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bánh kẹo nội lép vế trong siêu thị

picture
Bánh kẹo nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore... được bày bán khá nhiều tại các siêu thị.

Chỉ còn chưa một tháng nữa là đến Tết, dạo qua các siêu thị trên địa bàn Thủ đô, điều dễ nhận thấy là bánh kẹo nhập khẩu đang tràn ngập trên các kệ bày hàng.

Tại các siêu thị như Fivimart; T&T Mart và CTM, sản phẩm bánh kẹo phục vụ Tết năm nay khá phong phú, đang dạng về chủng loại, sắc màu, kích cỡ… Tuy nhiên, có sản phẩm nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ… dường như đang lấn át các sản phẩm nội địa.

Mặc dù là sản phẩm “ngoại” nhưng giá cả của các hàng hóa này cũng không chênh lệch nhiều so với của các sản phẩm trong nước. Với các bao bì khá bắt mắt, các gói bánh, kẹo có trọng lượng nhỏ từ 75 – 250g cũng chỉ có giá bán dao động trong khoảng 20.000 – 40.000 đồng/gói.

Đối với các loại bánh đựng trong hộp thiếc, trọng lượng lớn có giá từ trên 100.000 đồng/hộp. Bánh Butter Cookies Danisa hộp 681g giá 174.900 đồng; bánh Oreo 352g có giá bán 107.600 đồng; bánh Blue 454g giá bán 112.200 đồng; bánh quy bơ British 454g giá 103.800 đồng…

So với bánh kẹo của Hải Hà thì sản phẩm nhập khẩu thường có giá cao hơn tương đối nhiều, còn với các tên tuổi như Kinh Đô, Bibica, mức giá chênh lệch là không lớn, thậm chí một số sản phẩm trong nước còn có giá nhỉnh hơn, một nhân viên bán hàng tại siêu thị Fivimart Hoàng Quốc Việt cho hay.

Điều này người tiêu dùng như chị Phạm Hà (Trần Cung, Hà Nội) cũng dễ dàng nhận ra. Do vậy, theo chị Hà mua hàng nhập khẩu vẫn có vẻ “sang” hơn do các sản phẩm này có phần khá bắt mắt về bao bì, đặc biệt là khi sử dụng để biếu, tặng.

Đây cũng là một nguyên nhân khiến đến thời điểm này lượng hàng tiêu thụ của Công ty Cổ phần Bánh Mứt Kẹo Hà Nội vẫn ở mức khá thấp. Ông Trần Thanh Sơn, Giám đốc công ty chia sẻ, mặc dù đã cận kề Tết Nguyên đán nhưng lượng hàng nhập vào của các nhà bán lẻ vẫn còn rụt rè, có vẻ họ còn đang “nghe ngóng” thị trường, vì theo ghi nhận lượng bánh kẹo nhập khẩu có xu hướng tăng lên.

Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, ông Vũ Vinh Phú cũng thừa nhận: hiện nay tại các siêu thị bánh kẹo nhập khẩu khá nhiều. Lý do chính theo ông cũng là vì giá giữa hàng nội và hàng ngoại chênh lệch nhau không phải quá nhiều và chất lượng của hàng nhập khẩu thì được người tiêu dùng khá tin cậy.

Bên cạnh đó, hàng "ngoại" còn có nhiều sản phẩm hướng tới các đối tượng ăn kiêng như người béo phì, tiểu đường… Trong khi, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh kẹo vào dịp Tết cổ truyền của người dân gần đây không còn nhiều như trước kia nên họ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có chất lượng cao, do nước ngoài sản xuất.

Song bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhất Nam đơn vị sở hữu hệ thống siêu thị Fivimart lại cho rằng: không chỉ năm nay mà các năm trước, vào dịp Tết, bánh kẹo nhập khẩu cũng khá đa dạng và phong phú tại các siêu thị.

Tuy nhiên, gần đây bánh kẹo của Việt Nam đã có nhiều thay đổi về hình thức, mẫu mã nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Tại Fivimart doanh số bán hàng của bánh kẹo "nội" không hề thua kém so với sản phẩm nhập khẩu.

Còn về việc hiện nay tại các điểm siêu thị, bánh kẹo ngoại được bày bán khá nhiều, thậm chí “át” cả hàng "nội", bà Hậu lý giải là vì năm nay Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán khá gần nhau, nên nhiều công ty đặt làm các giỏ quà để đi biếu tặng. Các giỏ quà này lại sử dụng nhiều hàng nhập khẩu nên siêu thị tập kết hàng hóa lại để tiện cho việc phục vụ khách hàng.

Về lượng tiêu thụ bánh kẹo, bà Hậu cho là sẽ tiếp tục tăng trưởng chứ không giảm, chỉ có điều hiện nay sức mua vẫn chưa thực sự tăng mạnh do người lao động còn phải chờ lương và thưởng mới bắt đầu mua sắm.

(Theo Vneconomy)

  • Doanh thu từ thị trường nội địa của ngành dệt may tăng 15%
  • 5 ngày giá gas tăng 2 lần
  • Khó “sốt” giá thịt heo trong dịp tết
  • Từ 1/1/2012: Giá nước sạch tăng thêm 10%
  • Siêu thị: kỳ vọng sức mua tăng 25-30%
  • Tăng giá sàn xuất khẩu gạo vì ai?
  • Thực phẩm phục vụ Tết: Không lo gạo, chỉ lo thịt
  • Giá điện sinh hoạt lên tới 2.000 đồng/kWh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo