Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nỗi lo thực phẩm rởm dịp Tết

Cận Tết, thị trường hàng tiêu dùng đang “nóng” lên từng ngày, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như bánh kẹo, rượu bia, đồ hộp… Nhưng đây cũng là thời điểm các loại hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng được dịp tung hoành.

Lập lờ nhãn mác hàng hóa

Những ngày giáp Tết, trên thị trường tràn ngập các loại bánh, mứt, kẹo nhập nhèm xuất xứ, chất lượng. Nhiều lô hàng thực phẩm được sản xuất trong nước lại ghi nhãn mác là tiếng nước ngoài để đánh vào tâm lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng. Đặc biệt, có những loại hàng hóa đã quá hạn sử dụng được thay đổi nhãn mác thành hàng còn hạn dùng để tung ra thị trường tiêu thụ.

Chịu thiệt thòi vẫn là người tiêu dùng. Họ bỏ tiền ra để mong mua được những sản phẩm, hàng hóa chất lượng nhưng lại bị "lập lờ đánh lận con đen". Đặc biệt, nhiều vụ tẩy xóa nhãn mác bia rượu, đồ hộp, bánh kẹo được phát hiện trong thời gian gần đây khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.

Ngày 29/12/2011, Đội 7 Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã phát hiện một lượng lớn thực phẩm nhập khẩu không đảm bảo chất lượng, có dấu hiệu tẩy sửa nhãn mác, thay đổi hạn sử dụng tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm Bách Hợp (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên). Hàng hóa gồm các loại hàng đông lạnh, bánh, mứt, kẹo, dừa khô, hoa quả sấy khô, sữa, bột, rượu, bia... đã hết hạn và sắp hết hạn đang được công ty này thay đổi nhãn mác thành hàng còn hạn sử dụng để tung ra thị trường tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Đặc biệt, nhiều loại thịt cắt lát, thịt hun khói đã bị mốc viền quanh, nhiều gói còn bị mốc trắng.

Những mặt hàng này do Công ty CP Xuất nhập khẩu Bách Hợp nhập từ Trung Quốc và châu Âu về. Được biết, công ty này không có chức năng chế biến, đóng gói các mặt hàng thực phẩm. Lực lượng chức năng cũng phát hiện một số chứng từ về việc Công ty CP Xuất nhập khẩu Bách Hợp đã phân phối các sản phẩm này vào hệ thống siêu thị của Hà Nội để tiêu thụ.

Trước đó, vào ngày 18/1/2010, cơ quan chức năng đã lập biên bản đối với Công ty TNHH Bánh kẹo Việt Pháp (địa chỉ ở xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội) vì vi phạm về ghi nhãn sản phẩm cũng như ghi không chính xác địa chỉ sản xuất. Sản phẩm được sản xuất trong nước song thông tin trên nhãn mác, bao bì lại sử dụng các thứ tiếng nước ngoài, điều này trái với Nghị định 89 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, trong đó quy định sử dụng tiếng Việt trên nhãn hàng hóa sản xuất trong nước. Hơn nữa, trong công bố thành phần, nhà sản xuất cũng chỉ liệt kê chung chung là bột, đường, sữa, phụ gia..., mà không đề cập chi tiết đó là loại phụ gia gì, tỷ lệ phần trăm bao nhiêu. Điều đáng nói, trên bao bì các sản phẩm hộp giấy và hộp thiếc của mình, công ty này không sử dụng địa chỉ sản xuất là xã Dương Liễu mà tự ý chuyển thành "Cụm công nghiệp Dương Liễu" nhằm tạo sự thuyết phục cho sản phẩm trong mắt người tiêu dùng.

Hãy là người tiêu dùng thông minh

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện vẫn còn nhiều nan giải. Thực trạng vi phạm trên diện rộng quy định về ghi nhãn, xuất xứ hàng hóa vẫn xảy ra. Thủ đoạn chủ yếu của người kinh doanh là in lại nhãn mác, dán ngày sử dụng mới chồng lên hạn sử dụng cũ, tẩy xóa và đóng mới hạn sử dụng trên sản phẩm. Mọi nỗ lực thanh, kiểm tra của các cơ quan chức năng có vẻ rất rầm rộ, nhưng cũng chẳng thể kiểm soát nổi tình hình. Do đó, trước hết, người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Mọi người, mọi nhà đều tranh thủ đi mua sắm chuẩn bị cho một cái Tết an lành, hạnh phúc. Tuy nhiên, thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường như hiện nay đã gây khó khăn không nhỏ cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn hàng hóa. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để có thể mua được hàng hoá đảm bảo chất lượng phục vụ cho ngày Tết, người dân nên mua sản phẩm ở những địa chỉ rõ ràng và có thương hiệu. Người tiêu dùng cũng cần phải có sự quan sát và tinh ý để tránh mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng. Tránh mua những sản phẩm không ghi rõ tên, nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ của nhà sản xuất, không ghi hạn dùng.

Khi mua các sản phẩm như bánh, mứt kẹo, người tiêu dùng nên chọn những gói hàng có bao bì còn nguyên vẹn, không bị tẩy xóa. Kẹo phải còn nguyên chiếc; mứt không bị ỉu, chảy nước hay có dấu hiệu bị ôi, mốc. Khi mua hàng quà biếu Tết đã gói sẵn, khách hàng cần cảnh giác, chỉ mua chỗ quen hoặc tự tay chọn từng món hàng cho giỏ quà. Bởi lợi dụng những dịp lễ Tết, lượng quà gói sẵn bán ra tăng mạnh, một số cửa hàng cố tình cho hàng quá "đát", hàng kém chất lượng vào các giỏ quà.

(VEF)

  • Bánh kẹo nội lép vế trong siêu thị
  • Doanh thu từ thị trường nội địa của ngành dệt may tăng 15%
  • 5 ngày giá gas tăng 2 lần
  • Khó “sốt” giá thịt heo trong dịp tết
  • Từ 1/1/2012: Giá nước sạch tăng thêm 10%
  • Siêu thị: kỳ vọng sức mua tăng 25-30%
  • Tăng giá sàn xuất khẩu gạo vì ai?
  • Thực phẩm phục vụ Tết: Không lo gạo, chỉ lo thịt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo