Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê

Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.

Chán phố về quê

Cho đến nay tại miền Bắc, tỉnh nào có tiềm năng đều được 3 "đại gia" điện máy lớn là Trần Anh, Media Mart, HC lên kế hoạch mở hệ thống siêu thị. Mới đây nhất, HC đã mở siêu thị lớn tại TP. Thái Nguyên trên diện tích sàn 5.000m2, với hơn 10.000 mặt hàng thuộc các ngành hàng điện tử, điện lạnh, máy tính, điện thoại, gia dụng. Để thu hút khách hàng, siêu thị này đã giảm 20-50% giá các sản phẩm nhân dịp khai trương.

Cũng tại TP. Thái Nguyên, trước đó, vào cuối năm 2013, Media Mart cũng đã mở 1 siêu thị điện máy với 9.000 mặt hàng; và ngày khai trương cũng rộn ràng với chương trình khuyến mãi giảm giá nhiều mặt hàng tới 50%.

kinh-doanh, bán-lẻ, điện-máy, siêu-thị, DN, hàng-hóa, khuyến-mãi, giảm-giá, thua-lỗ, làm-liều, cuộc-chiến.

Với HC, ngoài siêu thị mới khai trương tại Thái Nguyên thời gian qua đã mở hàng loạt siêu thị điện máy tại các tỉnh Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Vĩnh Phúc. Media Mart cũng đã mở một loạt tại Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hưng Yên và sắp tới là Vĩnh Phúc.

Trần Anh vừa mở 1 siêu thị tại Ninh Bình, sắp tới sẽ khai trương 2 siêu thị tại Nam Định và Hải Dương. Nhưng chưa dừng lại đó, siêu thị này còn có ý định "phủ sóng" một loạt các tỉnh khác trong tương lai gần như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Bình... Tóm lại, 3 "đại gia" này đang nhìn nhau, hễ tỉnh nào có một đối thủ nhảy vào thì rồi sẽ có 2, thậm chí là cả 3 cùng góp mặt.

Có thể nói thời gian qua kinh doanh điện máy gặp khó khăn lớn. Tại các thành phố là sự "chen chúc" của nhiều siêu thị với các chương trình hạ giá khuyến mãi liên tục, cạnh tranh nhau khiến cho nhiều DN lợi nhuận không còn, thua lỗ, đóng cửa, phá sản. Vì vậy, hướng phát triển mạng lưới bán lẻ về tỉnh lẻ được tính tới. Mục tiêu vừa mở rộng kinh doanh, vừa thâm nhập vào thị trường tiềm năng có nhu cầu cao.

Trên thực tế khi phát triển về tỉnh lẻ các DN có khá nhiều thuận lợi, chẳng hạn như chi phí thuê mặt bằng, nhân công rẻ hơn tại thành phố lớn do đó tiết giảm được chi phí đầu vào. Hơn nữa, tại các địa phương, phân phối điện máy chủ yếu vẫn thuộc các cửa hàng quy mô nhỏ, ít sản phẩm, dịch vụ hậu mãi yếu, giá bán cao. Khi đưa mô hình bán lẻ hiện đại về đây dễ dàng đánh bại những cửa hàng này. Đặc biệt, tại các tỉnh nhu cầu của người dân về các sản phẩm điện máy rất cao do đời sống ngày càng được nâng lên nên các siêu thị thu hút được rất đông người dân đến mua sắm.

kinh-doanh, bán-lẻ, điện-máy, siêu-thị, DN, hàng-hóa, khuyến-mãi, giảm-giá, thua-lỗ, làm-liều, cuộc-chiến.

Trò cũ soạn lại?

Tại một số tỉnh, khi có các siêu thị điện máy về, do DN cạnh tranh nhau, liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi, hạ giá "khủng" giúp cho người tiêu dùng được hưởng lợi, với nhiều sản phẩm giá rẻ như tại các thành phố lớn.

Tuy nhiên, khi đồng loạt các DN mở rộng thị trường về tỉnh lẻ sẽ báo hiệu một cuộc cạnh tranh khốc liệt như đã từng diễn ra tại các thành phố lớn. Nếu vẫn áp dụng các chiêu thức cạnh tranh cũ, chỉ biết sử dụng mỗi bài khuyến mãi, hạ giá liên tục để câu khách và "tiêu diệt" đối thủ như đã từng áp dụng thì "cái chết" sẽ được báo trước với không ít DN bán lẻ điện máy.

Khả năng thanh toán của người tiêu dùng tại các tỉnh không cao bằng các thành phố lớn, trong khi lại muốn giảm giá khuyến mãi để thu hút khách hàng và cạnh tranh, sẽ rất dễ khiến các DN làm liều, đưa hàng trôi nổi vào bán trong siêu thị. Do mua hàng chính hãng thường chịu giá cao, khó cạnh tranh, khó giảm giá nên tìm mua hàng trôi nổi, hàng xách tay không rõ nguồn gốc xuất xứ về bán, bất chấp chất lượng không đảm bảo, hoặc dùng hàng bị lỗi kỹ thuật, trầy xước, cần thanh lý để phá giá, khuyến mãi... điều này khiến người tiêu dùng chịu thiệt hại lớn và làm mất uy tín thương hiệu.

Hiện cứ thấy một siêu thị nào sắp tung ra chương trình khuyến mãi thì các siêu thị khác lại tung quân đến thám thính, nghiên cứu kỹ chương trình của đối thủ và ngay lập tức “tung đòn”: đối thủ giảm giá mặt hàng nào, bao nhiêu thì cũng giảm giá những mặt hàng đó thấp hơn để phá giá, triệt hạ đối thủ. Nếu cứ nghĩ rằng người tiêu dùng địa phương chỉ cần giá rẻ, không quan tâm đến chất lượng thì sớm muộn gì cũng thất bại.


Trần Thủy//Theo Vietnamnet

  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy
  • “Hồi hộp” chờ giá điện
  • Giá lúa gạo vẫn giảm bất chấp mua tạm trữ
  • Thương lái Trung Quốc: Lộ rõ ý đồ phá hoại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo