Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bệnh mề đay dễ tái phát

Mề đay (mày đay) là phản ứng mao mạch của da gây nên phù khu trú ở trung bì cấp hoặc mạn tính, cơ chế phức tạp. Bệnh có thể khỏi trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều ngày và thường tái phát gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân.

Mề đay thuộc loại bệnh ngoài da khá phổ biến, dễ chẩn đoán nhưng khó xác định nguyên nhân gây bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu TP Cần Thơ cho thấy: Trẻ em dưới 10 tuổi chiếm hơn 72,2%, tỷ lệ nữ chiếm 54%, bệnh nhân sống ở vùng nông thôn chiếm 76%. Bệnh có biểu hiện dễ nhận biết như: Nổi sẩn đỏ (hoặc nhợt nhạt) hơi cao trên bề mặt da, hình dáng và kích thước các sẩn đỏ to nhỏ khác nhau. Các tổn thương sẩn đỏ có thể xuất hiện trên da ở bất kỳ vùng nào của cơ thể. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 15%-23% dân số từng mắc bệnh mề đay. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà các sẩn đỏ có thể xuất hiện rồi lặn mất trong thời gian ngắn mà không để lại dấu vết gì hoặc tái phát nhiều lần. Mề đay thông thường được chia thành 2 dạng: cấp tính và mạn tính.

Mề đay cấp tính: Xuất hiện phản ứng tức thì trong vòng 24 giờ, có thể kéo dài đến 6 tuần. Nguyên nhân có thể do dị ứng với thuốc, thực phẩm, đốt hoặc do các yếu tố khác gây ra như: Nhiễm trùng, viêm xoang, nhiễm virus, ký sinh trùng (nấm, giun...)

Mề đay mạn tính: Bệnh kéo dài trên 6 tuần, sẩn đỏ thường không nhiều. Ngoài các nguyên nhân giống như mề đay cấp, mề đay mạn thường liên quan đến các bệnh tự miễn, một số trường hợp có kết hợp với bệnh hệ thống, rối loạn hoạt động dạ dày ruột hoặc một số nhiễm trùng cục bộ. Có đến 80%-90% các trường hợp bệnh không xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Việc điều trị cần phải kết hợp cả dùng thuốc, nâng sức đề kháng và loại bỏ các nhân tố nghi ngờ gây bệnh như: Thuốc, hóa chất, ký sinh trùng... Điều trị mề đay không khuyến khích dùng corticoid, trừ trường hợp cấp cứu. Đối với người mắc bệnh mề đay mạn tính cần được bác sĩ chuyên khoa khám, điều trị.

Một số biện pháp hạn chế yếu tố gây bệnh: Không nên nuôi chó, mèo, trồng hoa kiểng trong nhà; hạn chế để quạt hoặc máy lạnh thổi trực tiếp vào người; xổ giun định kỳ; hạn chế dùng thuốc khi không cần thiết; giữ môi trường sống sạch, thông thoáng...

(Theo Ths, bs HUỲNH VĂN BÁ Trường Đại học Y Dược Cần Thơ // Cantho Online)

  • Thuốc độc trên đĩa thức ăn
  • 6 lý do nên uống nước quả ép
  • Đông máu tĩnh mạch - Bệnh của tương lai?
  • 10 lý do nên tập chạy
  • Vũ khí mới chữa bệnh tiểu đường
  • Rụng tóc và cách phòng ngừa
  • Thừa cân, béo phì ở trẻ em: Nguyên nhân và tác hại
  • Các loại trái cây mát bổ tốt cho sức khỏe
  • “Thế giới” những giấc mơ yêu
  • 3 cách tự nhiên chống ngứa da
  • Bệnh... 'vùng tối'
  • Bỗng dưng... méo mặt
  • Yoga có lợi cho 'chuyện ấy' của phụ nữ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
MUA VÉ MÁY BAY 24H
090 367 5580
091 515 0804
  • Giảm giá cực sốc hè 2013 tại Vincom Center Bà Triệu
  • Rầm rộ khuyến mãi 2/9
  • BigC giảm giá tới 50% hơn 1.300 sản phẩm
  • Thoả sức mua sắm với “crazy sale” tại Vincom Center
  • Hà Nội: Đăng ký Internet được dùng miễn phí MyTV và điện thoại cố định
  • Rầm rộ khuyến mãi "khủng" dịp 30/4
  • Vietnam Airlines bán giá siêu khuyến mại 3 ngày cuối tháng 4
  • Bay giữa TP.HCM, Vinh, Hải Phòng chỉ từ 650.000 đồng