Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tôn Tử Binh Pháp - Thiên Thứ hai: Tác chiến

Tôn Tử Binh Pháp


Thiên Thứ hai



Tác chiến



Tôn tử nói: Nguyên tắc chung khi dụng binh tác chiến là khi phải huy động chiến xa nghìn chiếc, xe tải nặng nghìn chiếc, quân đội mười vạn, vận lương đi xa nghìn dặm, thì tình huống đó, chi phí ở tiền phương và hậu phương, chi phí đãi khách khứa sứ thần, bảo dưỡng và bổ sung tiêu phí nghìn vàng thì mới có thể cho mười vạn quân xuất chinh được. Dùng một đạo quân khổng lồ như thế để tác chiến thì đòi hỏi phải thắng nhanh. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm; tấn công thành trì sẽ hao hết sức chiến đấu, quân đội tác chiến ở ngoài lâu có thể làm nền tài chính của quốc gia gặp khó khăn. Nếu quân đội mỏi mệt, nhuệ khí suy giảm thì lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn tình thế được. Cho nên dùng binh đánh giặc, chỉ nghe nói trong tốc thắng có những thiếu sót vụng về chứ không bao giờ có việc kéo dài mà lợi cho quốc gia cả. Cho nên người không hiểu biết chỗ hại khi dụng binh thì không thể hiểu được chỗ lợi trong dụng binh. người giỏi dụng binh, lính mãn ngũ không gọi lại, lương thực không vận tải quá 3 lần, quân nhu lấy tại nước mình, lương thực giải quyết tại nước địch. Được vậy thì lương thảo cấp dưỡng cho quân đội sẽ được thoả mãn. Sở dĩ quốc gia phải nghèo vì dụng binh là do vận tải lương thực đi quá xa. Vận tải lượng thực xa, bá tánh sẽ nghèo. Chung quanh nơi quân đội tập kết, vật giá sẽ cao vọt bất thường. Vật giá cao vọt sẽ làm cho tiền tài của bách tính khô kiệt. Tiền tài khô kiệt tất phải gấp rút thu thêm thuế. Sức mạnh tiêu hao hết, tiền tài khô kiệt, trong nước khắp đồng quê nhà nhà đều trống rỗng. Bách tính thì tiền tài 10 phần hao bẩy, quốc gia thì xe hỏng ngựa mỏi mười phần hết sáu. Cho nên tướng soái giỏi lấy lương thực ở nước địch. Ăn 1 chung gạo ở nước địch bằng 20 chung gạo ở nước nhà. Dùng 1 thạch cỏ ở nước địch bằng 20 thạch cỏ ở nước nhà. Muốn quân hăng hái giết địch phải làm quân biết hận địch. Cướp của địch mà thưởng cho quân nhà. Đánh bằng xe, cướp được hơn 10 cái thì thưởng cho người đầu tiên cướp được. Bỏ cờ xe địch, cắm cờ quân nhà mà dùng chung với xe nhà. Đãi tù binh tử tế thì thắng địch mà làm quân nhà thêm mạnh. Thế nên dụng binh cốt thắng, không cốt kéo dài.

Tướng soái giỏi dụng binh là thần hộ mệnh của dân, là người giữ sự an nguy cho quốc gia.

(nguồn: vnthuquan)

  • Tôn Tử và " Tôn Tử Binh Pháp"
  • Tôn Tử Binh Pháp- Thiên Thứ nhất: Kế Sách
  • Tôn Tử Binh Pháp - Thiên Thứ hai: Tác chiến
  • Binh Pháp Tôn Tử - Thiên thứ 3: Mưu công
  • Binh Pháp Tôn Tử - Thiên thứ tư: Hình
  • Binh pháp Tôn Tử - Thiên thứ 5: Thế
  • Binh pháp Tôn Tử - Thiên thứ 6: Hư thực
  • Binh pháp Tôn Tử - Thiên thứ 7: Quân tranh
  • Binh pháp Tôn Tử - Thiên thứ 8: Cửu biến
  • Binh pháp Tôn Tử - Thiên thứ 9: Hành quân
  • Binh pháp Tôn Tử - Thiên thứ 10: Địa hình
  • Binh pháp Tôn Tử - Thiên thứ 11: Cửu địa
  • Binh pháp Tôn Tử - Thiên thứ 12: Hỏa công
  • Binh pháp Tôn Tử - Thiên thứ 13: Dùng gián điệp
  • Tam thập lục kê: 1-12