Bộ trưởng Năng lượng Mêhicô, Georgina Kessel cho biết quốc gia này sẽ tăng cường phát triển và thăm dò các mỏ dầu và khí đốt mới nhằm nâng cao sản lượng dầu, vốn đang trong tình trạng sụt giảm, để có thể đạt 3 triệu thùng/ngày vào năm 2015.
Sản lượng dầu mỏ Mêhicô sẽ ở mức khoảng 2,7-2,8 triệu thùng/ngày vào năm 2010 và tăng dần lên 3 triệu thùng/ngày vào năm 2015.
Dầu mỏ chính là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Mêhicô và đóng góp tới 40% thu ngân sách hàng năm, song nguồn vốn đầu tư vào dầu mỏ đang sụt giảm do Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh độc quyền Petroleos Mexicanos của nước này rơi vào tình trạng cạn vốn, khiến sản lượng đã bị giảm dần kể từ năm 2004, thời điểm đạt mức đỉnh khoảng 3,4 triệu thùng/ngày. Trong năm 2008, sản lượng dầu mỏ Mêhicô đã giảm 10%.
Cũng trong năm 2008, mặc dù các nhà lập pháp cánh tả đã phản đối kế hoạch điều chỉnh mở rộng, có thể thu hút hàng tỷ USD trong đầu tư tư nhân nhằm phát triển các mỏ dầu, song Bộ trưởng Kessel cho rằng, những cải cách từng phần cũng sẽ đẩy nhanh kế hoạch nâng cao sản lượng.
Trong khi đó, Mêxicô cũng đang tìm kiếm sự hợp tác với các công ty dầu mỏ Mỹ để khoan thăm dò các mỏ dầu tại vùng biển nước sâu dọc theo biên giới Mêhicô-Mỹ. Petroleos Mexicanos đang khoan thăm dò 6 mỏ dầu tại Vịnh Mêxicô, và đã sẵn sàng triển khai hàng trăm giàn khoan khác.
Ngoài ra, Bộ trưởng Kessel cho rằng, trong vòng 25 năm tới nhu cầu năng lượng thế giới sẽ tăng khoảng 60%, do đó Mêhicô đang hướng tới xây dựng ngành năng lượng vừa đảm bảo nguồn cung nhiên liệu quốc gia, vừa phát triển các nguồn năng lượng thay thế, nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Theo dự báo của Hiệp hội Thép Trung Quốc , tiêu thụ thép của nước này trong năm nay ước đạt 430 triệu tấn, đạt trị giá khoảng 583 tỷ Đô la Mỹ.
Sự xuất hiện của Windows 7 và cả việc có khả năng sẽ Apple gia nhập thị trường netbook được dự báo sẽ là những xu hướng nổi bật trên thế giới công nghệ trong năm tới.
Theo nhận định của mạng tin EIU, tăng trưởng tại châu Á (trừ Nhật Bản) dự kiến sẽ giảm mạnh trong năm 2009, xuống còn 2,6% và chỉ phục hồi ở mức 4,5% trong năm 2010.
Nga, nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới, có thể sẽ tăng khối lượng nhập khẩu chè năm nay thêm 5% do một bộ phận người tiêu dùng Nga trong thời buổi kinh tế khó khăn đang có xu hướng chuyển từ các loại nước uống đắt đỏ khác sang chè.
Theo số liệu thống kê sơ bộ thì tình hình sản xuất giấy các loại trong nước năm 2008 đã tăng trưởng rất chậm so với mức mong đợi, tổng sản lượng giấy các loại đã đạt trên 932 ngàn tấn – tức chỉ tăng 102,3% so với năm 2007. Dự báo năm 2009, sản xuất giấy nước ta sẽ tăng trưởng mạnh.
Xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ trong những tháng tới có thể sẽ giảm từ 20 – 25%, và cả năm 2009 sẽ giảm khoảng 17% do kinh tế thế giới sa sút.
Theo dự báo của các nhà phân tích thuộc Barclays Capital, giá thiếc sẽ đi lên trong năm nay nhờ được hậu thuẫn từ kế hoạch cắt giảm sản lượng của Indonesia - nước sản xuất thiếc lớn thứ hai thế giới.
Bộ trưởng Năng lượng Mêhicô, Georgina Kessel cho biết quốc gia này sẽ tăng cường phát triển và thăm dò các mỏ dầu và khí đốt mới nhằm nâng cao sản lượng dầu, vốn đang trong tình trạng sụt giảm, để có thể đạt 3 triệu thùng/ngày vào năm 2015.
Giới phân tích cho rằng trong thời buổi kinh tế đang khó khăn hiện nay các nhà chế tạo ô tô không nên kỳ vọng vào một sự cải thiện nhanh về nhu cầu.
Bất chấp hàng loạt các biện pháp cải thiện thị trường tài chính và ngăn chặn suy thoái kinh tế đã được các quốc gia liên tiếp đưa ra trong thời gian qua, các tổ chức và các chuyên gia kinh tế thế giới vẫn có những dự báo hết sức bi quan về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2009 và 2010.
Xuất khẩu gạo của lĩnh vực tư nhân Campuchia trong năm nay có thể tăng gấp 10 lần, lên 200.000 tấn so với 20.000 tấn năm 2008, nhờ công suất xát gạo lớn hơn và sự xuất hiện của các thị trường mới.
Giá biến động mạnh: Tăng như vũ báo trong quý I, quý II ổn định, quý III giảm mạnh và quý IV phục hồi; Sản lượng giảm năm thứ 3 liên tiếp Dự báo trong năm 2009 giá vàng sẽ đạt bình quân 810 USD/ounce, sản lượng tăng lần đầu tiên trong 4 năm qua.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho sức tiêu thụ hàng hoá, trong đó có sản phẩm da giày, ở các thị trường chủ lực như Mỹ và châu Âu giảm sút đáng kể, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Các nhà sản xuất da giày vì thế phải lên kế hoạch nhằm giảm thiểu thiệt hại bằng việc chuyển hướng thị trường xuất khẩu, tìm đến các nước có chi phí sản xuất thấp hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc cải thiện chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.