Năm 2008 vừa kết thúc đã ghi nhận nhiều dấu mốc phát triển quan trọng của ngành Công Thương như sản xuất công nghiệp tiếp tục vượt khó, tăng mạnh; năm đầu tiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu… Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật của ngành Công Thương trong năm 2008 do chính ngành bình chọn.
1. “Ngày truyền thống của Ngành Công Thương Việt Nam”. Theo Quyết định số 1418/QĐ-TTg ngày 2/10/2008, ngày 14/5 hàng năm sẽ là “Ngày truyền thống của Ngành Công Thương Việt Nam”. Theo đó, vào ngày này năm 1951, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ra Sắc lệnh số 21-SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương. Sau nhiều lần thay đổi tổ chức, năm 2007 Bộ Công Thương được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai Bộ Công nghiệp và Thương mại.
2. Kỷ niệm một năm ngày Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đến dự và trao tặng các phần thưởng cao quí của Nhà nước cho 65 cán bộ có thành tích trong suốt quá trình đàm phán gia nhập WTO. Bộ Công Thương tổ chức thành công Lễ trao giải Thương mại Dịch vụ Top Trade Services 2007. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự và trao giải cho 108 doanh nghiệp xuất sắc hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO.
3. Ngành Công Thương kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Theo đó, nhiều chỉ tiêu Đại hội X và kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 cơ bản hoàn thành, với 10 kết quả nổi bật về sản xuất công nghiệp, lưu thông hàng hóa trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài…
4. Sau gần 2 năm đàm phán, ngày 25/12/2008, tại Tokyo, Việt Nam - Nhật Bản đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Đó là hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên mà Việt Nam ký với nước ngoài (trước đó, Việt Nam đã có quan hệ thương mại tự do với một số nước nhưng là thông qua các thỏa thuận giữa ASEAN với những nước này, không phải thỏa thuận song phương).
5. Diễn đàn Xúc tiến thương mại Châu Á (ATPF) lần thứ 21 tổ chức tại Việt Nam. Đó là lần đầu tiên Việt Nam giữ chức Chủ tịch, đăng cai Hội nghị kể từ khi Tổ chức Xúc tiến thương mại nước ta tham gia ATPF vào năm 2001.
Một góc Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2
6. Khánh thành nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 có khả năng cung cấp trên 9 tỷ KWh điện/năm; khởi công xây dựng nhà máy đạm Cà Mau (vào ngày 26/7/2008) với công nghệ tiên tiến, hiện đại, có tổng vốn đầu tư 900 triệu USD, công suất thiết kế 800.000 tấn phân urê dạng viên/năm..
7. Ký thỏa thuận thành lập và hợp đồng liên doanh khai thác, nâng cấp dầu lô Junin 2 tại Venezuela và thành lập 2 công ty liên doanh thăm dò, khai thác dầu khí Rusvietpetro và Gaspromviet ở Liên bang Nga với OAO Zarubeznhep và OAO Gasprom.
8. Đưa 5 mỏ dầu khí mới được vào khai thác (Cá Ngừ Vàng, Phương Đông, Bunga Orkid, Sư Tử Vàng, Sông Đốc).
9. Ngày 20 tháng 4 hàng năm được công nhận là “Ngày thương hiệu Việt Nam”, nhằm tôn vinh, quảng bá hình ảnh Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Trong dịp này, lần đầu tiên Hội đồng Thương hiệu quốc gia đã lựa chọn và gắn biểu trưng Thương hiệu quốc gia cho 30 sản phẩm của 30 doanh nghiệp trong số trên 1.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình Thương hiệu quốc gia.
10. Tiếp tục đà “vượt dốc” thành công các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại năm 2008, trong đó ấn tượng là xuất khẩu đạt kim ngạch xấp xỉ 63 tỉ USD, tăng 29,5% so với năm 2007; do xuất khẩu tăng, tỉ lệ nhập siêu dừng ở mức 27% (17 tỉ USD) giảm 2,1% so với năm 2007… Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2008 và triển khai kế hoạch năm 2009 vào ngày cuối cùng của năm (31/12/2008).Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị. Việc tổ chức Hội nghị tổng kết sớm thể hiện ngành Công Thương quyết tâm triển khai 5 giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2009.
Thị trường ôtô Việt Nam năm 2008 đã có nhiều biến động, từ cảm nóng những tháng đầu năm đến cảm lạnh trong nửa cuối năm. Tuy nhiên tính chung, năm qua là năm thành công của ngành công nghiệp ôtô, với sản lượng tiêu thụ kỷ lục hơn 110.000 chiếc xe nội, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của những mẫu xe Innova, Civic, Captiva, Everest, Vios.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ước tính cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm tăng trưởng thương mại của thế giới giảm xuống 4% trong năm 2008.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai thành người giàu nhất TTCK Việt Nam 2008. Trong khi ông Đặng Thành Tâm "mất" hơn 3.000 tỉ đồng xuống vị trí thứ 3.
Đầu tháng 11/2008, Tạp chí Time đã công bố 50 phát minh của năm. Xin giới thiệu một phần trong những phát minh đó, đồng thời được coi là có lợi và gần gũi nhất cho cuộc sống bình thường của chúng ta.
Khi chúng ta nhìn lại tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2008, nhận xét đầu tiên mà bất kỳ ai cũng có thể đưa ra là “đây là một năm đầy biến động”.
Trong năm 2008, giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản cả tỉnh đạt 2.507,3 tỷ đồng, tăng 4,8% so với năm 2007. Trong đó ngành nông nghiệp tăng 4,9%; lâm nghiệp tăng 3,7%; thủy sản tăng 6,2%.
Người sử dụng Yahoo Messenger khốn đốn vì virus Kavo, Ghi đè file chuẩn của Microsoft Windows, Virus giả gateway “quậy phá” tại hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp là những sự cố virus máy tính tại Việt Nam trong năm qua.
Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) vừa công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu năm 2008 của ngành phần mềm Việt Nam.
12 tháng qua là quãng thời gian lịch sử của Apple. Doanh thu từ iPhone đạt mức cao kỉ lục, tình hình tài chính của hãng đạt kết quả chưa từng có. Có thể nói năm 2008 là năm cực kì thành công của "quả táo" kể từ khi thành lập.
Không còn nghi ngờ gì khi khẳng định rằng: năm 2008 là năm của dòng sản phẩm điện thoại thông minh. Trong 12 tháng qua, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của các thiết bị đình đám như iPhone 3G, Google G1, Blackberry Storm và Nokia N97.
VnEconomy xin giới thiệu tới bạn đọc 10 sự kiện về an toàn mạng Việt Nam năm 2008, mới được Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông) công bố.
Bông Bạch Tuyết (BBT) là một trong những doanh nghiệp gây nhiều chú ý nhất trong năm. Khởi đầu từ việc sai phạm trong lập báo cáo tài chính từ lỗ thành lãi, cổ phiếu BBT đã phải tạm ngưng giao dịch một thời gian...
Kiều hối đổ về TPHCM trong cả năm 2008, ước tính lên đến 5 tỷ USD (cả nước 8 tỷ USD). Con số này tăng so với năm 2007 (3,6 tỷ USD).
Năm 2008 là năm có nhiều sự kiện, vấn đề quan trọng, sôi động và cả những khó khăn, phức tạp đối với công tác báo chí. Chúng tôi xin giới thiệu 10 sự kiện, vấn đề nổi bật của báo chí năm 2008 do Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) bình chọn.
Năm 2008 vừa kết thúc đã ghi nhận nhiều dấu mốc phát triển quan trọng của ngành Công Thương như sản xuất công nghiệp tiếp tục vượt khó, tăng mạnh; năm đầu tiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu… Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật của ngành Công Thương trong năm 2008 do chính ngành bình chọn.