
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Khủng hoảng tài chính toàn cầu, động đất, khủng bố...đang khiến tất cả các quốc gia phải nghiêm túc nhìn nhận lại những hành động của mình nhằm tìm ra những bước đi hợp lý trong tương lai.
Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật của thế giới trong năm 2008 do Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn:
1. Năm 2008, Việt Nam bắt đầu đảm nhiệm vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và trong tháng 7, Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Với những trọng trách này, Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới, khẳng định vị thế trên trường quốc tế, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Các thị trường tài chính lớn như phố Wall (Mỹ) cũng lâm vào khủng hoảng (Ảnh AP)
2. Kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng từ Mỹ lan rộng ra nhiều nước. Nền kinh tế thế giới bị thiệt hại hơn 30.000 tỷ USD, trong đó Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Mỹ tổn thất nhiều nhất. Chính phủ các nước Mỹ, Nhật Bản, Đức chính thức thừa nhận kinh tế của các quốc gia này đang suy thoái và thực hiện kế hoạch giải cứu lớn nhất trong lịch sử. Riêng Mỹ đã quyết định chi 700 tỷ USD. Nhưng kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục suy giảm, tình trạng suy thoái sẽ còn kéo dài sang năm 2009.
Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Putin trong một cuộc họp (Ảnh AP)
3. Năm 2008 diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực thành công tại Nga, với việc ông Dmitry Medvedev lên làm Tổng thống và ông Vladimir Putin trở thành Thủ tướng. Nga khẳng định vị thế cường quốc trên thế giới, tiếp tục duy trì các mối quan hệ đối tác chiến lược với các nước bạn truyền thống, các nước trong Liên minh châu Âu, khiến Grudia bị thất bại trong việc giành quyền kiểm soát hai vùng lãnh thổ Apkhazia và Nam Ossetia khi phát động cuộc chiến tranh với Nga.
Ông Obama và gia đình chào các cử tri sau khi đắc cử tổng thống Mỹ (Ảnh AP)
4. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ có một người da màu là Thượng nghị sĩ Barak Obama của Đảng Dân chủ được bầu làm Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Với sự kiện này, đông đảo người dân Mỹ hy vọng, Tổng thống Barak Obama sẽ mang lại những thay đổi tích cực cho đất nước, khi những chính sách của Tổng thống tiền nhiệm George Bush về kinh tế, an ninh và đối ngoại gây nhiều thất vọng trong dư luận trong nước và thế giới.
Tổng thống Nga Medvedev tiếp tổng thống Nicaragua tại điện Kremlin (Ảnh AP)
5. Năm 2008, khu vực Mỹ Latin thay đổi mạnh mẽ. Các nước tại châu lục này mở rộng quan hệ nhiều mặt với các nước và tổ chức khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là Liên hiệp châu Âu, Trung Quốc và Nga. Ngoài kế hoạch phát triển Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSSUR) theo mô hình của Liên minh châu Âu (EU), cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ ký Hiệp ước thành lập Liên minh Nam Mỹ nhằm tạo thế liên kết vững chắc để giải quyết các vấn đề chung khu vực. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo cánh tả Mỹ Latin nhất trí thành lập khu vực đồng tiền chung nhằm đối phó cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và giảm sự phụ thuộc vào đồng Dollar Mỹ.
Đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên tại Bắc Kinh
6. Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên có những tiến triển tích cực, khi CHDCND Triều Tiên đồng ý dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân và Mỹ đưa nước này ra khỏi danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố. Tuy nhiên, quan hệ liên Triều lại căng thẳng lên tới đỉnh điểm vào cuối năm, khi CHDCND Triều Tiên quyết định đóng cửa biên giới với Hàn Quốc, làm cho vấn đề hạt nhân tại khu vực này vẫn chưa đạt bước đột phá.
7. Cử tri Ireland nói “không” với Hiệp ước Lisbon – khung pháp lý mới của Liên minh châu Âu thay thế Hiến pháp Liên minh châu Âu đã bị chết yểu bởi cử tri Hà Lan và Pháp trong các cuộc trưng cầu dân ý năm 2005. Trong khi đó, năm 2008, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều đã phê chuẩn Hiến chương ASEAN, tạo tiền đề để Hiến chương chính thức có hiệu lực từ ngày 15/12/2008.
8. Trung Quốc tổ chức thành công Thế vận hội Olympic, với trên 130 kỷ lục mới, trong đó có gần 45 kỷ lục thế giới, là những con số chưa từng có tại bất kỳ Olympic hiện đại nào. Olympic Bắc Kinh 2008 thực sự trở thành ngày hội không thể nào quên đối với các vận động viên, huấn luyện viên và người hâm mộ trên toàn thế giới.
Binh sĩ Ấn Độ chuẩn bị tấn công vào khách sạn Taj Mahal nơi các phần tử khủng bố chiếm giữ (Ảnh AP)
9. Vụ khủng bố kinh hoàng tại thành phố Mumbai (Ấn Độ) làm 195 người thiệt mạng, 370 người bị thương, buộc Mỹ và các nước đồng minh phải thay đổi phương thức hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố. Quy mô và mức độ khủng bố ngày càng nghiêm trọng, cho thấy, để ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố, cần sự nỗ lực và hợp tác của cả cộng đồng quốc tế.
Quang cảnh hoang tàn sau trận động đất tại Tứ Xuyên (Ảnh AP)
10. Trận động đất với cường độ 7,9 độ richter tại tỉnh Tứ Xuyên – Trung Quốc; bão Nagis ở Myanmar và những đợt giá rét khủng khiếp ở một loạt nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ làm hàng trăm nghìn người thiệt mạng, thiệt hại vật chất lên tới hàng trăm tỷ USD. Một trong những nguyên nhân gây ra những thảm họa thiên tai kinh hoàng này là do sự biến đổi của khí hậu, vì thế cộng đồng quốc tế phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa nhằm đạt được những kết quả cụ thể trong việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính./.
(Theo vov )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com