Năm tài khóa 2008, đã có hơn 1 triệu trường hợp tuyên bố phá sản, dù sao con số này vẫn thấp hơn năm 2006.
Văn phòng điều hành tòa án Mỹ thông báo năm tài khóa 2008 của chính phủ Mỹ kết thúc vào ngày 30/09/2008, tỷ lệ tuyên bố phá sản tăng 30%.
Tổng số các vụ phá sản tăng 30% tương đương 241.724 vụ lên mức 1,04 triệu vụ trong khoảng thời gian 12 tháng tính từ ngày 01/10/2007 đến hết ngày 30/09/2008.
Trong khoảng thời gian chỉ 3 tháng kết thúc vào ngày 30/09/2008, số lượng những vụ phá sản tăng 34% lên mức 292,291 vụ, cao hơn so với mức 218.909 của cùng kỳ năm ngoái. Số lượng đơn xin phá sản quý 4 tăng 60% so với quý trước đó.
Số lượng vụ phá sản năm tài khóa 2007 chỉ là775.344 vụ.
Số lượng doanh nghiệp phá sản tăng 49% trong năm tài khóa 2008.
Tuy nhiên con số 1,04 triệu vụ phá sản trong khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào ngày 30/09/2008 vẫn thấp hơn con số 1,12 triệu vụ năm tài khóa 2006.
Số lượng những vụ phá sản tăng chóng mặt trong năm 2006 bởi các doanh nghiệp và cá nhân muốn nộp đơn xin phá sản trước khi Luật cấm lạm dụng phá sản và bảo vệ người tiêu dùng (Bankruptcy Abuse Prevention and Consumer Protection Act of 2005) được đưa vào thực tế.
Số lượng vụ phá sản năm 2007 giảm do Luật mới đi vào thực tế, tuy nhiên năm 2008, số lượng đơn xin phá sản tăng trở lại do môi trường tài chính quá khắc nghiệt.
Yahoo từ chối lời chào mua của Microsoft, một tỷ phú đầu tư vào ngân hàng đầu tư Phố Wall Bear Stearns không lâu trước khi ngân hàng này đổ vỡ… là vài trong 10 vụ làm ăn dở nhất thế giới năm 2008 do tạp chí Time của Mỹ bình chọn.
Được “châm ngòi” bằng hoạt động cho vay cầm cố nhà dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ mùa hè năm 2007 như một vết dầu loang khắp thế giới. Cho tới giờ phút này, chưa ai có thể dự báo đâu là điểm kết của khủng hoảng, và danh sách những “nạn nhân” của cuộc khủng hoảng này liệu còn dài ra thêm hay chỉ dừng ở đây.
Năm tài khóa 2008, đã có hơn 1 triệu trường hợp tuyên bố phá sản, dù sao con số này vẫn thấp hơn năm 2006.
Theo báo cáo nghiên cứu quỹ các thị trường mới nổi của CTCK Rothchild (Anh) ngày 12/12, nhiều quỹ đầu tư tại Việt Nam đã thua lỗ trong năm 2008, một số quỹ có giá trị tài sản ròng (NAV) tính theo USD giảm tới 70% so với đầu năm như: PXP Vietnam Fund (-70,6%), Vietnam Emerging Equity Fund (-70,4%)… số quỹ có mức giảm NAV trên 60% như: Blackhorse Enhanced Vietnam Inc (-62,6%), JF Vietnam Index ETF (62,1%), Vietnam Enterprise Inv’ts Ltd (61,1%), Vietnam Dragon Fund (-63,1%), Vietnam Growth Fund (-63,1%), Vietnam Holding (-60,9%)… trong khi Vn-Index điều chỉnh giảm 69,9%.
2008 có thể xem là một năm thất bại lớn của nhiều nhà đầu tư trên thị trường tài chính Phố Wall. Cuộc khủng hoảng tài chính đã gây nên những tác động khôn lường đối với nền kinh tế Mỹ, với sụp đổ của nhiều định chế tài chính vốn tưởng như không thể sụp đổ. GDP của Mỹ đã tăng trưởng âm trong những tháng cuối năm 2008 và sẽ tiếp tục xu hướng suy giảm trong năm 2009.