Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Nhiều đơn hàng từ Mỹ, EU đang chuyển từ Trung Quốc sang VN. Nếu biết nắm bắt cơ hội này, hoạt động xuất khẩu của VN sẽ khởi sắc.
Theo nhận định của nhiều hiệp hội ngành nghề tại VN cũng như các chuyên gia kinh tế trên thế giới, hiện nay nhiều nước đang có biện pháp hạn chế nhập khẩu nhiều mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc với nhiều lý do như giá cao, không muốn phụ thuộc nhiều... Giới chuyên môn đánh giá đây chính là cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) VN.
Cơ hội của hàng VN
Theo ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhựa VN, Trung Quốc hiện hạn chế nhập nhựa đã qua sử dụng và chọn sản xuất các mặt hàng nhựa có giá trị cao hơn như nhựa cao cấp dùng trong sản xuất ô tô, máy vi tính, máy chụp hình... Ngoài ra, tại nhiều nước, hàng nhựa Trung Quốc chiếm đến 90% khiến các nước này lo ngại một ngày nào đó hàng Trung Quốc áp đảo hoàn toàn và phải chịu cảnh phụ thuộc, do đó một số nước cũng có chủ trương hạn chế nhập khẩu. Vì những lý do đó mà sắp tới, nhiều mặt hàng của Trung Quốc, trong đó có mặt hàng nhựa, sẽ không còn chảy tràn vào các nước nữa. “DN VN chỉ cần “lấy” được khoảng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa của Trung Quốc thôi là đã làm “mệt nghỉ” rồi” - ông Cang nói.
Tại buổi gặp gỡ các DN thành viên do Hội Dệt may Thêu đan TPHCM (Agtek) tổ chức mới đây, nhiều DN dệt may đều có cùng nhận định là đơn hàng nhập khẩu dệt may của các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU đang chuyển dần từ Trung Quốc sang VN do lợi thế về giá của Trung Quốc không còn. “Chỉ cần 5% hay 10% đơn hàng nhập khẩu dệt may từ Trung Quốc chuyển sang VN thì chúng ta làm quanh năm cũng không hết” - đại diện của một DN nói.
Mới đây, trả lời báo chí nhân dịp đến VN giới thiệu các hoạt động của công ty, bà Sarah Benecke, Giám đốc điều hành Công ty Truyền thông Xúc tiến thương mại Global Sources, cho rằng trong các quốc gia có mối quan hệ làm ăn với Global Sources, hơn 70% hàng nhập khẩu của họ có xuất xứ từ Trung Quốc. Hiện các quốc gia này đang muốn giảm dần sự phụ thuộc vào hàng Trung Quốc do giá các mặt hàng từ nước này đang tăng cao. Do đó, Global Sources đã đến VN để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại bởi tiềm năng thương mại của VN là rất lớn.
Thêm nhiều khách hàng mới
Ông Phạm Trung Cang cho rằng chất lượng cũng như mẫu mã mặt hàng nhựa thông thường của VN không thua kém hàng Trung Quốc, do đó các DN ngành nhựa cần mạnh dạn đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước như Mỹ, EU. Theo ông Cang, một trong những lời giải giúp ngành nhựa vượt qua khó khăn lúc này đó là phải đẩy mạnh xuất khẩu. “Để tận dụng cơ hội khi Trung Quốc rút lui, trong thời gian sắp tới, DN nào càng sớm tăng cường hoạt động xuất khẩu càng tạo được lợi thế, thu hút được nhiều khách hàng” - ông Cang nói.
Với ngành dệt may, cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đang được đánh giá là một “cơ hội vàng” bởi giá hàng xuất khẩu của Trung Quốc tăng cao và nhiều nhà máy hóa chất, nhuộm tạm đóng cửa ba tháng trước khi Thế Vận hội Olympic diễn ra tại quốc gia này. Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Agtek, nhà máy hóa chất, nhuộm đóng cửa thì ngành may không thể hoạt động tốt được. Không khách hàng nào có thể chờ đợi trong ba tháng ròng. Họ sẽ phải tìm nhà cung cấp khác. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành dệt may VN bởi VN gần Trung Quốc và có giá cả rất cạnh tranh so với các nước khác.
Ông Kiệt còn cho biết vài tháng trở lại đây, ngành may VN đã có thêm nhiều khách hàng mới và có nhiều đơn hàng hơn. “Khách đã đến thì bản thân khách cũng không muốn đi bởi họ thích sự ổn định, không muốn thay đổi. Vấn đề là các DN có muốn nhân cơ hội này để thỏa thuận một đơn hàng có giá trị gia tăng cao và mức giá tương xứng hơn để tạo một nền tảng xuất khẩu tốt hơn hay không” - ông Kiệt nói.
(Theo baothuongmai)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com