Tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đạt mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua do nhu cầu xuất khẩu giảm và một số nhà máy trong nước phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian diễn ra Olympics.
So với năm ngoái, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 12,8% trong tháng 8, thấp hơn mức 14,7% của tháng 7 và thấp hơn cả mức 14,5% mà các chuyên gia kinh tế dự đoán.
Lạm phát giảm kèm theo nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới này có thể sẽ tăng trưởng chậm lại bởi kinh tế Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đều đã giảm tốc. Các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc và cố gắng làm giảm tốc độ tăng giá của đồng nhân dân tệ.
Tỷ giá nhân dân tệ so với đô la Mỹ đã giảm từ 6,8449 xuống 6,8472 trước khi các số liệu này được công bố.
Năm nay, đồng nhân dân tệ đã tăng 6,7% so với đồng đô la nhưng quý 2 vừa rồi, mức tăng chỉ là 0,1% chính phủ đưa ra hàng loạt chính sách nhằm hỗ trợ tăng trưởng, đẩy mục tiêu giảm lạm phát xuống hàng thứ yếu. Một đồng tiền mạnh sẽ làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu vì giá thành sản phẩm tăng lên.
Mức tăng trưởng kinh tế trong quý 2 của Trung Quốc cũng giảm xuống còn 10,1%. Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng trưởng cao nhất của 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Công nghiệp Trung Quốc bị ảnh hưởng do sự chững lại của những nền kinh tế vốn là khách hàng lớn nhất của nước này – Chính phủ Nhật Bản vừa tuyên bố nền kinh tế nước này sụt giảm 3% trong quý 2 còn EC cũng dự đoán những nền kinh tế hàng đầu như Đức, Tây Ban Nha và Anh sẽ rơi vào suy thoái.
Bên cạnh đó, trong thời gian diễn ra Olympics, chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu các nhà máy tại Bắc Kinh và các khu vực lân cận cắt giảm sản xuất để hạn chế lượng khí thải.
Thiếu hụt năng lượng cũng là một trong những lý do gây sụt giảm sản lượng. 20 nhà máy của Trung Quốc đã phải ký vào bản cam kết cắt giảm sản xuất 10% đến cuối năm nay để làm dịu bớt tình trạng khan hiếm năng lượng.
Tuy nhiên nền kinh tế Trung Quốc vẫn có nhiều tin tốt. Xuất khẩu tăng chậm lại nhưng mức 21,1% vẫn cao hơn dự doán của các nhà kinh tế. Trong khi đó doanh thu bán lẻ lại tăng 23,2% trong tháng 8, gần đạt mức tăng kỷ lục trong vòng 9 năm qua. Lạm phát giảm xuống 4,9% trong tháng 8, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2007. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tuyên bố cung tiền đã tăng chậm lại.
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đạt mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua do nhu cầu xuất khẩu giảm và một số nhà máy trong nước phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian diễn ra Olympics.
Tỷ lệ tăng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn đạt mức 22,3% trong tháng 8/2008. Mới đây, Trung Quốc đã đưa ra nhiều thông tin làm yên lòng các đối tác của họ, những người đang lo ngại đến lượt họ bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Những biến động trên thị trường tài chính-tín dụng toàn cầu đã khiến Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và nhiều nước khác phải chứng kiến sự xuống dốc, thậm chí là khủng hoảng của thị trường bất động sản. Giờ đây đến lượt Trung Quốc.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu các sản phẩm thép của nước này tiếp tục đạt kỷ lục trong tháng 8 vừa qua khi lên tới 7,68 triệu tấn, cao hơn 470.000 tấn so với tháng 7 và 2,30 triệu tấn hay 42,78% so với cùng tháng năm ngoái.
Một cựu quan chức Trung Quốc vừa đưa ra nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc không suy thoái, nhưng sẽ điều chỉnh giảm sau chuỗi dài những năm tăng trưởng nóng.
Những biến động trên thị trường tài chính-tín dụng toàn cầu đã khiến Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và nhiều nước khác phải chứng kiến sự xuống dốc, thậm chí là khủng hoảng của thị trường bất động sản. Giờ đây đến lượt Trung Quốc.
Ngày 7/9, Thủ tướng Hàn Quốc Han Seung-soo và người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có cuộc thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong nửa đầu năm 2008, xuất khẩu da bán thành phẩm của nước này đã giảm một cách kỷ lục, 70% về khối lượng và 40% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 5.000 tấn và 16,64 triệu USD.
Singapore đã trở thành quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đầu tiên ký kết Thỏa thuận tự do thương mại song phương (FTA) với Trung Quốc, một bước tiến giúp thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại giữa 2 nước càng thêm sâu rộng.
Cục Thống kế quốc gia Trung Quốc vừa cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 của Trung Quốc đạt mức 4,9%, thấp hơn rất nhiều so với dự đoán của các chuyên gia.
Dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc, được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam, ngày 21/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc Việt Nam và Hải Nam sớm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại hai chiều.
Chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị cấp cao ASEM 7 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, đẩy mạnh quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt - Trung không ngừng phát triển lên một tầm cao mới vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Ngày 25/10/2008, hai bên đã ra Tuyên bố chung. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bản Tuyên bố chung này.
Như Cổng TTĐT Chính phủ đã đưa tin, trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc, trong hai ngày 22 và 23/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến, hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Ngô Bang Quốc.
Tiếp tục các hoạt động tại Bắc Kinh, ngày 23/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự, phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Á-Âu (AEBF) và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc, tiếp Thủ tướng Malta Lawrence Gonzi, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Tổng thống Phần Lan Tarjia Halonen, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhân dịp sang dự Hội nghị cấp cao ASEM 7.