Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng cường đầu tư ngành công nghiệp khí đốt

 Thời gian tới sẽ đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc nhập khẩu, khai thác khí hóa lỏng (LNG) nhằm đảm bảo cân đối cung cầu khí trong nước.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến 2015, định hướng đến 2025, ngành công nghiệp khí Việt Nam sẽ tiếp tục thăm dò và nhắm tới khai thác mỗi năm 14 tỷ mét khối khí đốt vào năm 2015 và đạt 15-19 tỷ mét khối mỗi năm vào giai đoạn 2016 – 2025.  

Ngành công nghiệp khí cũng sẽ xây thêm hệ thống đường ống dẫn khí từ các mỏ Hải Thạch-Mộc Tinh, Lan Tây, Thiên Ưng, Chim Sáo và các mỏ khác tại khu vực bể Nam Côn Sơn vào bờ.

Ngoài ra, sẽ nâng cấp và mở rộng hai nhà máy xử lý khí hiện có tại Dinh Cố, đồng thời đầu tư mới một nhà máy xử lý khí đồng bộ với dự án đường ống dẫn khí mới Nam Côn Sơn.  

Quy hoạch cũng đề cập tới việc xây các hệ thống khi chứa khí, hệ thống dẫn khí ngoài khơi, ống dẫn khí trên bờ, kho nhập khẩu khí LNG và tái hóa khí.

Cụ thể, sẽ xây thêm 6 nhà máy xử lý khí tại Cà Mau, Thái Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Các nhà máy xử lý khí này dự kiến sẽ đưa vào vận hành từ giai đoạn 2014 đến 2018.   

Tổng nhu cầu vốn đầu tư ước tính cho phát triển cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025 khoảng từ 9 - 12,5 tỷ USD. Trong đó, nhiều nhất là vốn đầu tư gần 40 dự án xây dựng hệ thống đường ống khí, cần đến 6,6 tỷ USD.  

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi