Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

4 yếu tố giúp sản xuất công nghiệp sẽ “khả quan hơn”

4 yếu tố giúp sản xuất công nghiệp sẽ “khả quan hơn”
Nỗ lực của Chính phủ trong việc giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản, một số dự án nhà ở xã hội được khởi công xây dựng sẽ giải quyết tồn kho, thúc đẩy sản xuất của những ngành sản xuất công nghiệp có liên quan đến thị trường này phát triển.

Sản xuất công nghiệp trong 6 tháng cuối năm dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn 6 tháng đầu năm, và ước cả năm, chỉ số này sẽ tăng khoảng 5,7%.

Đưa ra thông tin trên tại buổi họp báo thường kỳ tháng 6, diễn ra chiều 1/7, Bộ Công Thương cho rằng, tình hình sản xuất công nghiệp trong những tháng tới dự báo sẽ khả quan hơn.

Theo Bộ Công Thương, 4 yếu tố khiến chỉ số sản xuất công nghiệp dự báo sẽ tăng tốc.

Một là, do bắt đầu từ tháng 2, các doanh nghiệp trong nước có xu hướng gia tăng nhập khẩu nguyên vật liệu, đây có thể coi là tín hiệu tốt cho sự hồi phục của sản xuất.

Hai là, bước vào mùa hè, nhiều sản phẩm như sản xuất điện, sản xuất hàng thiết bị điện, điện lạnh, sản xuất đồ uống... có mức tiêu thụ tăng dẫn đến sản xuất sẽ tăng.

Ba là, với nỗ lực của Chính phủ trong việc giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản, một số dự án nhà ở xã hội được khởi công xây dựng sẽ giải quyết tồn kho, thúc đẩy sản xuất của những ngành sản xuất công nghiệp có liên quan đến thị trường này phát triển.

Bốn là, do các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu từng bước phát huy tác dụng, các hoạt động xúc tiến bán hàng trên thị trường nội địa cũng được tích cực triển khai sẽ góp phần tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho.

Ngoài ra, các nhóm hàng dệt may, da giầy, linh kiện điện tử đã có đơn hàng ổn định, nhu cầu khách hàng vẫn tăng... cũng là những yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển.

Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 5,2% so cùng kỳ năm 2012. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số IIP tăng dần qua từng tháng: 3 tháng đầu năm tăng 4,9%; 4 tháng tăng 5%; 5 tháng tăng 5,2%; 6 tháng ước tăng 5,2%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý 2/2013 tăng 6%, cao hơn khá nhiều so với mức tăng 4,5% trong quý 1/2013.

(Theo Vneconomy)

  • Sẽ có “siêu bộ” quản lý các tập đoàn
  • Thanh tra Chính phủ: “Sai phạm của Chủ tịch VCCI chưa đến mức phải kỷ luật”
  • Lương tối thiểu sẽ điều chỉnh theo mô hình nào?
  • Từ vụ cháy, “nóng” chuyện quản lý kinh doanh xăng dầu
  • “20 năm vẫn chưa ra được Luật Biểu tình”
  • Kỷ lục lạm phát của Việt Nam vượt các nước trong khu vực
  • Thu thuế cá nhân sẽ chặt chẽ hơn
  • Làm nhà ở xã hội có thể được ưu đãi thuế từ 1/7
  • Tăng giá điện: Bộ giao EVN tính toán
  • Bộ Công Thương ủng hộ “siêu dự án” lọc dầu
  • 1.000 cuộc thanh tra mỗi năm trong ngành kế hoạch và đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi