Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Từ vụ cháy, “nóng” chuyện quản lý kinh doanh xăng dầu

Từ vụ cháy, “nóng” chuyện quản lý kinh doanh xăng dầu
 Lực lượng chữa cháy với gần 1.000 người đã phải mất gần 5 tiếng để dập vụ cháy lớn tại cây xăng số 2B Trần Hưng Đạo - Ảnh: GDVN.

Vụ cháy tại cây xăng ở Hà Nội mới đây cùng với việc phát hiện rút ruột xăng xe bồn tại Quảng Ninh đã làm nóng lên câu chuyện quản lý kinh doanh xăng dầu, tại cuộc họp của do Bộ Công Thương tổ chức ngày 5/6.

Cây xăng... nội bộ

Liên quan đến vụ việc cháy cây xăng tại số 2B Trần Hưng Đạo, Hà Nội, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, đây chỉ là trạm cấp phát xăng của quân đội, chứ không phải là cây xăng được phép kinh doanh xăng dầu.

Trước năm 2010, theo Nghị định 55/2007/NĐ-CP thì đây là cây xăng được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Nhưng do diện tích ngày càng bị thu hẹp và một số yếu tố khác nên năm 2011, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội đã trả lại đất cho Bộ Tư lệnh Biên phòng và thông báo với Sở Công Thương Hà Nội không kinh doanh xăng dầu tại địa điểm này nữa.

Dựa trên quy hoạch, đầu năm 2012, UBND thành phố Hà Nội đã đưa vị trí này ra khỏi danh sách địa điểm kinh doanh xăng dầu và Sở Công Thương Hà Nội cũng không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho địa điểm 2B Trần Hưng Đạo. Địa điểm này chỉ còn lại chức năng là trạm cấp phát xăng dầu nội bộ của quân đội, nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 84/2009/NĐ-CP, nhưng vẫn phải tuân thủ quy định phòng chống cháy nổ, chất lượng tiêu chuẩn xăng dầu. Ngoại trừ các trạm cấp phát xăng dầu quân đội kết hợp với dân sinh ở vùng 3 (vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa) thì được phép bán xăng dầu phục vụ nhu cầu dân sinh.

Khi các phóng viên phản ánh vẫn có người dân mua xăng tại cây xăng 2B Trần Hưng Đạo ngay trước thời điểm cây xăng bị cháy khoảng 30 phút, ông Võ Văn Quyền cho biết, đến thời điểm này, Bộ Công Thương vẫn chưa nhận được thông tin nào phản ánh cây xăng này bán xăng cho người dân.

Cũng theo ông Quyền, thời gian qua đã hai lần Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội xuống kiểm tra và cả hai lần trạm cấp phát này đều lập biên bản khẳng định đây là trạm cấp phát xăng dầu nội bộ.

“Rút ruột” xăng dầu xe bồn là hy hữu?

Trao đổi với báo giới về câu chuyện “rút ruột” xăng dầu ở phường Bãi Cháy (Quảng Ninh) mà nhóm phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam đã phát hiện và đưa tin, ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 20/5/2013, Cục đã nhận được đơn không ký tên của người dân trình báo tại tổ 5 khu 10 phường Bãi Cháy, có hiện tượng một số xe xăng dầu tập kết để “rút ruột”, pha chế xăng dầu.

Nhận thấy tính chất phức tạp của vấn đề và vụ việc có tính chất hình sự nên Cục Quản lý thị trường đã có  công văn số 770 ngày 22/5 gửi Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh đề nghị xem xét và xử lý. Vào 8h30 tối ngày 2/6, công an Quảng Ninh đã tiến hành kiểm tra đúng lúc 3 đối tượng đang có hành vi đổ dầu từ các can vào thùng phi, và đã quyết định khởi tố vụ án này.

Từ vụ việc nêu trên, ông Lam nhấn mạnh ba vấn đề. Một là phương thức, thủ đoạn của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi. Chẳng hạn, núp bóng dưới hình thức rửa xe để cho xe bồn chở xăng dầu vào đó để “rút ruột” hoặc pha trộn xăng dầu.

Thứ hai, việc kiểm tra giám sát của các doanh nghiệp đầu mối để đảm bảo chất lượng xăng dầu từ lúc nhập về đến lúc xăng dầu ra tới cửa hàng bán lẻ cũng có vấn đề, nên các doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý phải xem xét lại trách nhiệm trong quản lý, giám sát quá trình này.

Thứ ba, cần thiết phải có sự tham gia theo dõi, giám sát của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương nhằm kịp thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm. Tuy nhiên, một phần nguyên nhân là do lực lượng chức năng còn mỏng nên rất cần sự hợp tác của người dân, của các cơ quan báo chí trong việc phản ánh các dấu hiệu, hành vi vi phạm.

Theo ông Quyền, vụ việc rút ruột xăng dầu xe bồn ở Quảng Ninh là "hy hữu và đáng tiếc", và mọi hành vi vi phạm sẽ được xử lý  nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

(Theo Vneconomy)

  • “20 năm vẫn chưa ra được Luật Biểu tình”
  • Kỷ lục lạm phát của Việt Nam vượt các nước trong khu vực
  • Thu thuế cá nhân sẽ chặt chẽ hơn
  • Làm nhà ở xã hội có thể được ưu đãi thuế từ 1/7
  • Tăng giá điện: Bộ giao EVN tính toán
  • Bộ Công Thương ủng hộ “siêu dự án” lọc dầu
  • 1.000 cuộc thanh tra mỗi năm trong ngành kế hoạch và đầu tư
  • Thu hút vốn FDI tiếp tục tăng tốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi