Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bắc Ninh thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Chế tạo thiết bị nhà máy thủy điện Xê-Ka-Man 3 (Lào)  

Những tháng đầu năm 2011, sản xuất công nghiệp Bắc Ninh tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao và toàn diện ở các ngành kinh tế và các địa phương.

Trong quý I, sản xuất công nghiệp ở các khu vực kinh tế đều có mức tăng cao so cùng kỳ năm trước: Khu vực Nhà nước giá trị sản xuất ước đạt 506,6 tỷ đồng tăng 15,28%; ngoài Nhà nước đạt hơn 3.003 tỷ đồng tăng 19,5%; tang cao nhất vẫn là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8.619,2 tỷ đồng tăng 83,7%. Nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và lớn trong nước bước vào sản xuất ổn định, hoặc tiếp tục mở rộng quy mô góp phần thúc đẩy công nghiệp Bắc Ninh phát triển.

Nguyên nhân do nhiều năm qua tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài; tăng cường cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, khuyến công; các hoạt động tiếp xúc, đối thoại của cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp. Ðặc biệt là tỉnh coi trọng triển khai cuộc vận động toàn dân hưởng ứng chủ trương 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' và định hướng cho doanh nghiệp quay về thị trường trong nước.

Có thể thấy, từ khi thực hiện chính sách thu hút đầu tư bên ngoài, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài, cơ cấu kinh tế Bắc Ninh thay đổi toàn cục theo hướng tích cực. Bắc Ninh hiện nay đã thu hút 282 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 3.218 triệu USD, trong đó 164 dự án có số thu nộp ngân sách đứng thứ ba toàn quốc về thu hút đầu tư nước ngoài.

* Tỉnh Quảng Trị phấn đấu nâng độ che phủ rừng đạt khoảng 49-50% vào năm 2015. Ðây là mục tiêu của kế hoạch bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên rừng của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015.

Thực hiện kế hoạch này, tỉnh Quảng Trị sẽ đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội tham gia các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Quảng Trị tập trung khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng với chỉ tiêu 2.000 lượt/ha/năm; bảo vệ rừng phòng hộ và rừng tự nhiên 20.000 lượt/ha/năm; trồng mới từ 25.000 đến 27.500 ha rừng, trong đó trồng 4.000ha rừng phòng hộ và hơn 23.000 ha rừng sản xuất,... Quảng Trị mở rộng mô hình quản lý rừng bền vững đã được cấp chứng chỉ FSC trong năm 2010 tại huyện Vĩnh Linh và Gio Linh; tiếp tục mở rộng diện tích rừng trồng cấp chứng chỉ FSC trong thời gian tới với diện tích khoảng 7.000 ha cho các nhóm hộ gia đình và các công ty lâm nghiệp.

 

(Theo PV và TTXVN/nhandan)

  • Ðồng Nai thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ cao
  • TPHCM: Sau 2013, không còn cơ sở giết mổ thủ công
  • Phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Ðà Nẵng
  • Hà Nội có thể mạnh tay chi cho bình ổn giá
  • TP Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GDP quý I đạt 10,3%
  • Hà Nội sẽ có sàn giao dịch thương mại điện tử
  • Quảng Ngãi: Quý I, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 5.700 tỷ đồng
  • Từ PCI nhìn lại điều hành của tỉnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi