Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bạo loạn tái bùng phát tại Khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) 156 người thiệt mạng, 1.434 người bị bắt

Ban lệnh tình trạng khẩn cấp ở Tân Cương

Vụ bạo loạn tại Khu tự trị Tân Cương xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo Trung Quốc.

Trưa 7-7, bạo động đã tái bùng phát tại Urumqi, thủ phủ của Khu tự trị Tân Cương sau khi hơn 200 người biểu tình Duy Ngô Nhĩ đụng độ với cảnh sát chống bạo động Trung Quốc tại nhà ga xe lửa Nam Urumqi, Quảng trường Nhân dân… Chính quyền địa phương đã huy động lực lượng an ninh 20.000 người, gồm cảnh sát vũ trang, cảnh sát đặc nhiệm, lính cứu hỏa và binh sĩ quân đội để lập lại trật tự trong thành phố.  Cảnh sát Urumqi hiện đã thu thập được một số thông tin cho biết, các đối tượng gây rối đang âm mưu tiếp tục kích động bạo loạn ở một số thành phố khác trong khu vực.

Sở Công an Khu tự trị Tân Cương cho biết, số người thiệt mạng trong vụ bạo động bùng phát từ đêm 5-7 tại khu vực này đã lên đến 156 người, trong đó có 129 đàn ông và 27 phụ nữ, số người bị thương là 1.080 người.

Trong vụ bố ráp nhằm vào những kẻ tình nghi đứng sau vụ bạo động, cảnh sát Urumqi đã bắt giữ 1.434 người.

Hơn 100 quan chức phụ trách các vấn đề dân tộc từ các vùng lân cận đã được đưa tới Urumqi để giúp thẩm vấn các nghi phạm theo luật định. Các trạm kiểm soát an ninh đã được dựng lên từ sân bay Kashgar đến Urumqi và các vùng lân cận là Changji và Turpan để ngăn những kẻ tham gia bạo loạn trốn thoát. Chính quyền Khu tự trị Tân Cương tuyên bố áp đặt lệnh tình trạng khẩn cấp từ 21 giờ ngày 7-7 đến 8 giờ sáng ngày 8-8 giờ địa phương để tránh bạo loạn leo thang.

Cùng ngày, Chủ tịch khu tự trị Tân Cương Nur Berki cho biết, đã có bằng chứng cho thấy nhóm ly khai thiểu số Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới (WUC) do Rebiya Kadeer cầm đầu, có trụ sở tại Munich, Đức, đã lập kế hoạch và chỉ đạo vụ bạo loạn.

Ông Nur Berki khẳng định nhà chức trách sẽ sử dụng biện pháp mạnh nhất có thể để ngăn chặn bạo loạn và dùng hình thức trừng phạt thích đáng đối với những kẻ kích động để bảo vệ sự ổn định khu vực.

Trong diễn biến liên quan, Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Lan ngày 6-7 đã bị một số người ủng hộ lực lượng ly khai ở khu tự trị Tân Cương tấn công. Nhóm biểu tình này đã đốt cờ Trung Quốc, ném gậy gộc, đá và làm vỡ hầu hết các cửa kính cửa sổ của một trong những tòa nhà hướng ra đường của đại sứ quán. Một số người biểu tình đã bị cảnh sát Hà Lan bắt giữ.

Ngày 7-7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước một số vụ bạo lực xảy ra gần đây tại Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nói:

“Việt Nam quan tâm theo dõi tình hình xảy ra gần đây ở Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc và tin rằng Chính phủ Trung Quốc đã và đang có những biện pháp phù hợp nhằm sớm khôi phục tình hình, duy trì an ninh trật tự, ổn định xã hội ở khu vực này”.

T.T.X.

(Theo P.Nam // SGGP online/Tân hoa xã)

  • Trung Quốc: Tân Cương vẫn bất ổn sau loạt tấn công bằng kim tiêm
  • Trung Quốc: Tân Cương kiện toàn luật pháp chống chủ nghĩa li khai
  • Trung Quốc: "Chính sách dân tộc không gây bạo loạn"
  • "Trung Quốc cần củng cố luật chống khủng bố"
  • "Nước ngoài xúi giục bạo động tại Tân Cương"
  • Trung Quốc bắt thêm 253 nghi can vụ Tân Cương
  • Trung Quốc: Lại xảy ra đụng độ tại Urumqi
  • Tiếp tục các biện pháp lập lại an ninh ở Urumqi
  • Nổ bể dầu tại khu tự trị Tân Cương
  • SCO ra tuyên bố về vụ bạo lực tại Tân Cương
  • Bạo lực bùng phát tại khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc): Khoảng 1.000 người thương vong
  • Trung Quốc sẽ tử hình những phần tử gây chết người ở Tân Cương
  • Trung Quốc: Tình hình Tân Cương nằm trong tầm kiểm soát
  • Có thêm bằng chứng về các vụ bạo loạn tại Tân Cương
  • Bạo loạn tái bùng phát tại Khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) 156 người thiệt mạng, 1.434 người bị bắt