Cảnh sát cơ động dàn hàng để chống lại những người biểu tình ở Urumqi ngày 7/7. (Ảnh: AP/Daylife)
Ngày 7/7, Bí thư Khu tự trị Tân Cương, ông Vương Lạc Tuyền cho biết lệnh giới nghiêm sẽ được ban hành tại Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Tân Cương, từ 21 giờ tối nay đến 8 giờ sáng 8/7 nhằm ngăn chặn các vụ bạo loạn leo thang.
Cũng trong ngày 7/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố các vụ gây bạo lực tại Khu tự trị Tân Cương không phải là một cuộc biểu tình hòa bình mà là hành động phá hoại.
Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, ông Tần Cương nói: "Những ai gọi vụ bạo lực này là một cuộc biểu tình hòa bình là hành động đổi trắng thay đen hòng đánh lừa dư luận".Ông còn khẳng định chính quyền sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các phóng viên trong và ngoài nước đưa tin về tình hình Khu tự trị Tân Cương.
Nhằm phục vụ hoạt động tác nghiệp của các phóng viên trong và ngoài nước, từ chiều 6/7, chính quyền địa phương đã mở một trung tâm thông tin với hơn 50 máy tính kết nối Internet. Một phát ngôn viên của chính quyền địa phương cho biết Văn phòng thông tin của Chính phủ Trung Quốc đã sắp xếp cho khoảng 60 phóng viên nước ngoài tới đưa tin tại Tân Cương.
Trong khi đó, cơ quan lãnh sự của Trung Quốc ở Hague (Hà Lan) hôm nay đã phải đóng cửa vì lý do an ninh sau khi bị những người biểu tình ném đất đá vào bên trong. Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Munich của Đức cũng bị những người lạ mặt tấn công.
Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã kịch liệt lên án hành động tấn công các phái bộ ngoại giao của nước này ở Hà Lan và Đức. Ông Tần Cương đề nghị chính quyền nước sở tại tôn trọng các thỏa thuận quốc tế và có biện pháp đảm bảo an toàn cho các cơ quan ngoại giao cũng như các nhà ngoại giao Trung Quốc.
Chiều 7/7, tình trạng hỗn loạn vẫn tiếp diễn tại một số khu vực thuộc thành phố Urumqi. Theo Tân hoa xã, nhiều người di chuyển trong trạng thái hoảng loạn ở sân ga Phương Nam và một số địa điểm khác. Lúc này, toàn bộ các cửa hàng mặt đường đều đóng cửa, nhiều người đổ xô đến bệnh viện nhân dân thành phố để tá túc.
Trong diễn biến liên quan, cảnh sát thành phố Thiều Quang (tỉnh Quảng Đông) đã bắt giữ 13 đối tượng tham gia cuộc ẩu đả lớn ngày 26/6 giữa các công nhân của một xưởng sản xuất đồ chơi ở Thiều Quang. Ngoài ra còn có hai đối tượng khác bị bắt giữ vì cố tình loan tin đồn trên mạng Internet rằng các công nhân người Tân Cương đã cưỡng bức hai nữ công nhân.
Cảnh sát Tân Cương đã có bằng chứng cho thấy nhóm ly khai thiểu số Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới (WUC) đã lập kế hoạch và chỉ đạo vụ bạo loạn. Đứng đầu nhóm này là bà Rebiya Kadeer, bị bắt giữ năm 1999 với tội danh gây tổn hại đến an ninh quốc gia, nhưng đã được thả năm 2005 để sang Mỹ chữa bệnh./.
Theo nguồn tin từ Tân Hoa xã, sáng nay, Sở cảnh sát thành phố Urumqi cho biết, số người thiệt mạng trong vụ bạo động bùng phát từ đêm 5-7 tại khu vực này đã lên đến 156 người và số người bị thương là 1080 người.
Ngày 11/7, trong chuyến thị sát tình hình tại Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Tân Cương (Tây Bắc Trung Quốc), ông Chu Vĩnh Khang, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đề nghị các cấp ủy đảng và chính quyền tại Tân Cương thiết lập "bức tường thép" nhằm duy trì sự ổn định và bảo vệ các lợi ích của người dân tại khu tự trị, đặc biệt sau vụ bạo loạn làm ít nhất 184 người thiệt mạng và hơn 1.000 bị thương.
Chính quyền Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc cho biết tính đến ngày 12/7, số người bị thương trong các vụ bạo động ở thủ phủ Urumqi đã lên tới 1.680 người.
Theo Tân Hoa xã, tờ "Nhân dân nhật báo" - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số ra ngày 10/7 có bài xã luận khẳng định việc ổn định tình hình tại Khu tự trị Tân Cương sau vụ bạo loạn vừa qua ở thủ phủ Urumqi là "nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất hiện nay".
Theo Tân Hoa xã, số người bị thiệt mạng do bạo loạn mới đây ở thủ phủ Urumqi của Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, tỉnh Tân Cương (Trung Quốc) đã tăng lên 184 người.
Ba ngày sau khi xảy ra các vụ bạo lực đẫm máu ở Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Tân Cương (Tây Bắc Trung Quốc), chính quyền Urumqi ngày 8/7 tuyên bố tình hình đã "ở trong tầm kiểm soát".
Theo Tân Hoa xã, ngày 5/7, bạo lực đã bùng phát tại Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Tân Cương (Đông Bắc Trung Quốc), làm 3 người thiệt mạng, trong đó có 2 dân thường và một sĩ quan cảnh sát, và hơn 20 người bị thương.
Ngày 7/7, Bí thư Khu tự trị Tân Cương, ông Vương Lạc Tuyền cho biết lệnh giới nghiêm sẽ được ban hành tại Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Tân Cương, từ 21 giờ tối nay đến 8 giờ sáng 8/7 nhằm ngăn chặn các vụ bạo loạn leo thang.
Theo Tân Hoa xã, số thương vong trong các vụ bạo lực bùng phát ngày 5/7 tại thủ phủ Urumqi thuộc Khu tự trị Tân Cương (Tây Bắc Trung Quốc) đã lên tới hơn 1.200 người, trong đó có 156 người chết và 1.080 người bị thương.
Theo Tân Hoa xã, ngày 8/7, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào quyết định không tham dự Hội nghị cấp cao G-8 và đã rời Italy về nước do tình hình bạo lực tại Khu tự trị Tân Cương (Tây Bắc Trung Quốc) đã khiến hơn 150 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương.
Tân Hoa xã dẫn nguồn tin mới nhất từ Sở Công an Khu tự trị Tân Cương (Đông Bắc Trung Quốc) cho biết ít nhất đã có 129 người thiệt mạng và 816 người bị thương trong các vụ bạo lực bùng phát tại thủ phủ Urumqi ngày 5/7.