Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bí quyết Thương mại điện tử: 87. Những vấn đề mà chính phủ nên xem xét khi xây dựng một chiến lược thương mại điện tử quốc gia đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ?


87.    Những vấn đề mà chính phủ nên xem xét khi xây dựng một chiến lược thương mại điện tử quốc gia đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Một chiến lược thương mại điện tử quốc gia phải đề cập đến những vấn đề sau:

Mạng Internet sẽ đem lại lợi ích như thế nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Làm thế nào để nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về khái niệm mạng Internet là gì và mạng có thể làm được những gì.

Làm thế nào để giải đáp được những thắc mắc về kỹ thuật mà doanh nghiệp đưa ra.

Làm thế nào để đào tạo các doanh nghiệp sử dụng mạng Internet như một công cụ để bán hàng, tiếp thị, liên lạc và là phương tiện quản lý nguồn cung cấp.

Liệt kê tóm tắt các sản phẩm và dịch vụ sẽ có lợi từ việc bán hàng trên mạng.

Để khuyến khích việc sử dụng rộng rãi mạng Internet trong các doanh nghiệp nhỏ, các bộ ngành, các cơ quan của chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại, các hiệp hội công nghiệp tư nhân và các tổ chức phi lợi nhuận phải đề cập đến một số các vấn đề về luật pháp và tài chính, kết nối và các vấn đề về chính sách khác như:

Các kỹ năng tiếp thị có hiệu quả

Mã hoá

An toàn về thanh toán.

Thuế

Chứng nhận và chứng thực.

Bảo mật.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Giải quyết vấn đề gian lận và đảm bảo sự bảo vệ đối với người tiêu dùng.

Tiếp cận các phương tiện viễn thông.

Để đảm bảo sự thành công của các chiến lược thương mại điện tử quốc gia, các nước phải phát triển các ngành dịch vụ đặc biệt cho cả hàng hoá và dịch vụ. Những dịch vụ chuyên môn này phải là nỗ lực chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức thương mại, các trường đại học, các bộ của chính phủ và các tổ chức hàng đầu khác hợp tác thông qua một số tổ chức như là một nhóm làm việc về thương mại điện tử đối với doanh nghiệp nhỏ. Nhóm công tác này nên phối hợp với các hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để hạn chế sự trùng cặp về nỗ lực và thúc đẩy việc tận dụng các chương trình và dịch vụ.

Các dịch vụ chuyên môn có thể được cung cấp là:

Hội chợ thương mại ảo hay E-expos nhằm hỗ trợ các đoàn thương mại (http://e-expousa.doc.gov)

Tiến hành nghiên cứu thị trường đúng lúc và liên lạc với các đầu mối thương mại qua thư điện tử đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các hội thảo thương mại điện tử quốc gia đối với các nhà xuất khẩu.

Khả năng tiến hành hội nghị trực tiếp qua hình ảnh sẽ hỗ trợ các giao dịch xuất khẩu thương mại điện tử liên kết các nhà xuất khẩu với các khách hàng tiềm năng.

Các chương trình đặc biệt liên kết nhà xuất khẩu với người nhập khẩu.

Các trung tâm kinh doanh ảo trên mạng Internet.

Tăng cường hợp tác với các công ty về thẻ tín dụng để nâng cao số doanh nghiệp nhỏ được chứng nhận có khả năng tiến hành các giao dịch về thẻ tín dụng với các cơ quan chính phủ và cá nhân có thẻ tín dụng.

Hỗ trợ về thư điện tử trên mạng và tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ.

Liệt kê vắn tắt các chiến lược thương mại điện tử thành công.

Triển lãm các sản phẩm xuất khẩu trên mạng.

Giải đáp các thắc mắc thường xuyên về thương mại điện tử.

Chính quyền Mỹ đưa ra một ví dụ về nhóm công tác quốc gia về thương mại điện tử. Được thành lập dưới sự chỉ đạo của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton và phó tổng thống Al Gore, Nhóm công tác có nhiệm vụ phát triển các chính sách quản lý về thương mại điện tử. Nhóm được thành lập bởi đại diện các cơ quan chủ chốt của liên bang có liên quan đến thương mại điện tử, bao gồm Bộ thương mại, Bộ tài chính, Bộ ngoại giao, Bộ tư pháp, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ, Bộ Nông nghiệp, Bộ y tế và các hoạt động nhân đạo, Tổng cục quản lý dịch vụ (General Services Administration), cơ quan quản lý các doanh nghiệp nhỏ (Small Business Administration), văn phòng liên bang Mỹ về phát triển quốc tế (US Agency for International Development), Uỷ ban viễn thông quốc gia và Uỷ ban thương mại quốc gia.
 

( Nguồn: Sưu tầm trên internet //intracen.org )