Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
84. Triển vọng của các nước đang phát triển thông qua tổ chức thương mại thế giới và thương mại điện tử là gì?
Trung tâm phương Nam, một tổ chức đóng tại Geneva, có mục đích phát triển thương mại ở các nước đang phát triển, đã tiến hành một dự án nhằm kiểm soát và phân tích hoạt động của tổ chức thương mại thế giới về thương mại điện tử xét từ góc độ của các nước đang phát triển. Kết quả của nó là việc xuất bản vào tháng 10/1999 báo cáo đề cập “Các vấn đề thương mại điện tử đối với phương Nam” cuốn thương mại diện tử: Các vấn đề đối với phương nam.
Một mục tiêu quan trọng của dự án đó là đáp ứng yêu cầu của các nhà thương thuyết từ các nước đang phát triển trong WTO về các thông tin chính xác và phân tích kịp thời đối với các vấn đề then chốt đang được đàm phán.
Trong lời tựa, báo các đề cập rằng thương mại điện tử là một vấn đề vô cùng quan trọng trong các cuộc họp bàn về chính sách thương mại, bao gồm các vấn đề về cấm đánh thuế vĩnh viễn trên toàn thế giới đối với sản phẩm và dịch vụ được mua bán qua mạng Internet hoặc do kết quả giao dịch của mạng Internet.
Báo cáo cho rằng các nước đang phát triển được khuyến khích tham gia vào các cuộc thảo luận nhằm xây dựng quy chế và thiết lập các cam kết trong những lĩnh vực vẫn còn khó khăn. Ngoài ra, báo cáo còn xác định rằng nhiều nước đang phát triển có ít kinh nghiệm hoặc không có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn hay công nghệ về thương mại điện tử và chưa phân tích được những tác động của sự phát triển của thương mại điện tử đối với nền kinh tế, xã hội. Do vậy, WTO mời các nước này tham gia vào quá trình thảo luận để có thể hiểu rõ thêm vấn đề.
Báo cáo chỉ ra một số vấn đề đối với các nước đang phát triển, bao gồm các vấn đề dưới đây:
Nhìn chung thiếu sự rõ ràng xung quanh hầu hết các cuộc thảo luận về các vấn đề thương mại điện tử trong phạm vi quốc tế
Các tác động chính của thương mại điện tử đối với vai trò truyền thống của các chính phủ, chủ quyền quốc gia, các nền kinh tế quốc gia (Cán cân thanh toán, các chính sách về tài chính) và xã hội.
Áp lực bao gồm thương mại điện tử trong vòng đàm phán hậu Seattle của WTO và việc giữ cho thương mại điện tử không bị đánh thuế.
Dưới đây là bảng tổng kết về các yếu tố quan trọng mà báo cáo đưa ra:
Mạng Internet là một bước đột phá quan trọng về công nghệ và có tiềm năng to lớn đối với toàn nhân loại.
Mức tăng trưởng gần đây của mạng Internet là một hiện tượng đối với con người và các nước được liên kết; Tuy nhiên, rất nhiều nước thiếu sự tiếp cận đối với công cụ phát triển tiềm năng này.
Thương mại điện tử dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng vài tỷ đôla. Tuy nhiên, phần lớn những người hưởng lợi sẽ vẫn tập trung ở phía Bắc (Các nước phát triển)
Các nước đang phát triển cần được đảm bảo rằng họ có lợi từ công nghệ mới này và việc sử dụng thương mại điện tử chính là cách thúc đẩy sự phát triển.
Các nước đang phát triển cần thảo ra các chiến lược thương mại điện tử quốc gia và các chiến lược quốc tế.
Khả năng liên kết rộng lớn trên thế giới sẽ tiếp tục được thực hiện bởi mạng thương mại điện tử
Cơ sở hạ tầng nghèo nàn và chi phí kết nối cao hạn chế sự tăng trưởng của thương mại điện tử ở các khu vực kém phát triển
Rất nhiều nước không thể thu hút đầu tư vào hạ tầng cơ sở viễn thông và nên tập trung vào các ngành chiến lược có thể đem lại lợi nhuận nhờ lợi thế cạnh tranh của họ.
Tiềm năng lớn nhất có thể nằm trong thương mại về dịch vụ, đặc biệt là những dịch vụ xuất khẩu theo phương thức điện tử.
Một cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu bình đẳng là điều cần thiết để thấy được tiềm năng của thương mại điện tử. Cơ sở hạ tầng này đòi hỏi phải được kiểm soát bởi mạng viễn thông và Internet và các quy định cũng như các tiêu chuẩn toàn cầu.
Một khuôn khổ pháp lý xuất phát từ yêu cầu về thương mại điện tử là điều cần thiết không chỉ để hạn chế sự lạm dụng mà còn thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại điện tử. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử là một khuôn mẫu pháp lý chuẩn cho vấn đề này.
Các chính sách về tài chính và các quy định về ngân hàng cần phải được điều chỉnh theo yêu cầu của việc thanh toán theo hình thức số hoá.
Một trong những vấn đề chính của thương mại điện tử đó là liệu có đánh thuế hay đánh thuế thế nào đối với các giao dịch điện tử (cụ thể khi phần lớn hoặc tất cả các chặng của giao dịch thương mại điện tử được tiến hành trên mạng và hàng hoá hay dịch vụ được chuyển giao theo phương thức điện tử). Đối với chính phủ, gần như không thể định giá hay nhận thức được những cuộc giao dịch này. Một khả năng đó là áp dụng mức thuế theo đơn vị thông tin bit, cụ thể là thuế đối với tổng khối lượng giao dịch được truyền tính theo bit.
Trong khi rất nhiều nước muốn có một quy định vĩnh viễn về việc không áp thuế đối với các giao dịch thương mại điện tử, các nước đang phát triển cần thận trọng về cơ chế không đánh thuế vĩnh viễn này nếu không biết được tác động của nó đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển.
Thương mại điện tử cũng đặt ra câu hỏi về nhãn hiệu thương mại và tên đường dẫn. Tổ chức quyền sở hữu trí tuệ của thế giới (WIPO) và Tập đoàn Internet về phân bổ tên và số (ICANN) đang thảo luận về vấn đề này. Tuy nhiên các nước đang phát triển cần có sự hiện diện tốt hơn tại tổ chức ICANN này.
Đối với lĩnh vực thương mại điện tử và sự phát triển của Internet thì sự vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ có thể sẽ tăng tên. Tuy nhiên, mạng Internet cũng sẽ tạo cho người sở hữu quyền sở hữu trí tuệ sự tiếp cận thị trường lớn hơn và thuận lợi hơn cũng như tạo sự kiểm soát tốt hơn đối với những vi phạm này.
Báo cáo đã tổng kết các vấn đề, các thách thức và tiềm năng phát sinh từ thương mại điện tử. Trong số các chủ đề cụ thể được đề cập đó là công nghệ mã hoá và việc kiểm soát các luồng thông tin, tội phạm xuyên quốc gia, các giao dịch tài chính quốc tế, việc bảo vệ người tiêu dùng và các gian lận mang tính toàn cầu.
( Nguồn: Sưu tầm trên internet //intracen.org )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com