Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cá tra Việt Nam - câu chuyện giành 99,9% thị phần

 
Thu mua cá tra ở An Giang. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong vòng 10 năm qua, sản lượng cá tra  của Việt Nam đã tăng 50 lần, giá trị xuất khẩu tăng 65 lần và hiện đang chiếm tới 99,9% thị phần thế giới. 


VASEP cho rằng trên thế giới chưa có một sản phẩm thủy sản nào chỉ trong một thời gian ngắn mà được nhiều thị trường chấp nhận, ưa chuộng và có tốc độ phát triển nhanh như sản phẩm cá tra Việt Nam.

Chỉ tính riêng trong năm 2008, khối lượng cá xuất khẩu đạt hơn 825 tấn đã đạt hơn 1,44 tỉ USD, chiếm khoảng 2% GDP. Trong 6 tháng đầu năm 2009, sản lượng xuất khẩu cá tra là 264.000 tấn, đạt giá trị 600 triệu USD.

Hiện đã là một trong những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, trong tương lai không xa, xuất khẩu cá tra có thể sẽ “qua mặt” cả mặt hàng lúa gạo. 

Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, vùng ven sông Tiền, sông Hậu của Việt Nam có thể tăng diện tích nuôi gấp đôi, gấp 3 lần hiện tại nếu quản lý và xử lý tốt nước thải từ vùng nuôi. Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2020, diện tích nuôi cá tra có thể đạt 13.000ha (gấp đôi hiện nay), sản lượng xấp xỉ 2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỉ USD.

Tuy nhiên từ trước đến nay việc quản lý nghề nuôi và chế biến cá tra gần như “bỏ ngỏ”. Diện tích ao nuôi được mở rộng đến đâu thì nhà máy chế biến lại mọc lên đến đó. Mặc dù VASEP đã có nhiều đề xuất tập hợp doanh nghiệp chế biến lại, tuy nhiên cho đến nay mối liên kết giữa các doanh nghiệp vẫn còn khá lỏng lẻo, mạnh ai nấy làm, nên đã phát sinh tình trạng tự phá giá lẫn nhau gây thiệt hại và làm giảm uy tín thương hiệu cá tra, basa Việt Nam. 

Bên cạnh đó, mối liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất rất rời rạc, lợi nhuận sản xuất phân bố không hợp lý cũng tạo nên sự bất ổn.

Để sản xuất và tiêu thụ cá tra ổn định và bền vững, giải pháp trước mắt mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra là bám sát thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoài nước, chú trọng thị trường trong nước, tổ chức tốt mối liên kết giữa nhà chế biến xuất khẩu và người nuôi cá tra, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận, cùng tồn tại và phát triển; áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường vùng nuôi; nâng cao chất lượng con giống, tăng chất lượng sản phẩm; giảm chi phí đầu vào./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Sản lượng hải sản giảm - vì sao?
  • Tình hình xuất khẩu cá tra 8 tháng năm 2009
  • Canada đang là điểm sáng của xuất khẩu cá ngừ
  • Chế biến thủy sản xuất khẩu: Thiếu nguồn nguyên liệu
  • Xuất khẩu thủy sản năm 2009 sẽ đạt 4,4 tỷ USD
  • Việt Nam bắt đầu thí điểm chương trình truy xuất nguồn gốc hàng thủy sản
  • Nguyên liệu thuỷ sản trong xu hướng tăng giá
  • Canađa - thị trường tiềm năng cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container