Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu thủy sản năm 2009 sẽ đạt 4,4 tỷ USD

9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 3 tỷ USD; trong đó, xuất sang Nhật đạt 574 triệu USD, Mỹ khoảng 530 triệu USD… Dù giá trị xuất khẩu giảm hơn 5% so cùng kỳ, nhưng dự kiến quý 4 thủy sản xuất khẩu sẽ góp thêm 1,75 tỷ USD, nâng kim ngạch cả năm lên 4,4 tỷ USD.

Xuất khẩu sang Mỹ hồi phục mạnh, sản phẩm được nhập khẩu mạnh vào Mỹ những tháng qua là cá rô phi, cua, cá tra và ba sa, nghêu. Thời điểm này cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu tôm vào Mỹ tiếp tục tăng mạnh do nguồn cung của hầu hết các nước cung cấp chính đều giảm mạnh (trừ Ấn Độ).

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong danh sách các thị trường nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam, Mỹ đã vươn lên trở thành bạn hàng lớn thứ 5 với mức tăng trưởng đột biến đến trên 337% về khối lượng và hơn 560% về giá trị.

Từ tháng 3 đến hết tháng 9, Mỹ luôn ổn định vị trí thứ 4, sau Nhật Bản, Hàn Quốc và EU (Liên minh châu Âu) trong các thị trường nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam. Trong khi các thị trường khác luôn có sự biến động cả về khối lượng và giá trị nhập khẩu thì đây là thị trường duy nhất giữ được mức tăng trưởng cao liên tục những tháng qua.

Theo nhận định của các doanh nghiệp, vào những tháng cuối năm 2009, nhu cầu tiêu thụ mực và bạch tuộc tại các thị trường càng tăng cao. Nếu tính theo từng tháng từ đầu năm đến nay, xuất khẩu cá tra, ba sa sang Mỹ luôn tăng trưởng ở mức hai con số, Mỹ luôn là thị trường có giá tốt.

Tăng cường khai thác và mở rộng thị trường

Ngoài ra, các mặt hàng thủy sản đang tăng trở lại ở một số thị trường truyền thống như EU, đặc biệt là Nhật Bản khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) có hiệu lực từ ngày 1-10, ít nhất 86% hàng nông, lâm, thủy sản nước ta xuất sang Nhật được hưởng ưu đãi thuế suất; trong đó thuế nhập khẩu các mặt hàng từ tôm còn 1% – 2%. Lượng nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản tăng từ tháng 9 đến 12, giá nhập khẩu sẽ tăng ở một số mặt hàng do hạn chế nguồn cung như cá ngừ, cá hồi, surimi, ghẹ, bạch tuộc và một số mặt hàng khác sẽ giữ giá như tôm đông lạnh, mực ống.

Tây Ban Nha hiện đang là thị trường tiêu thụ cá tra và cá ba sa Việt Nam nhiều nhất trong khối EU với lượng nhập khẩu mỗi năm ước tính khoảng 40.000 tấn. Mới đây, Tây Ban Nha đã công nhận hàng thủy sản của Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU. Đây là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh một số nước cố tình sử dụng các phương tiện thông tin để đưa các thông tin không trung thực về sản phẩm cá tra, ba sa Việt Nam nhằm bảo hộ hàng trong nước.

Theo Bộ Công thương, những tháng cuối năm ta có thể tăng cường khai thác một số thị trường lớn khác như Hàn Quốc, giàu tiềm năng đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam, tiêu thụ khoảng 7.300 tấn tôm/năm; Nga vốn có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm thủy hải sản, chủ yếu cá tra; Nhật Bản (cá tra, ba sa, cá đuối, cá bò, mực, bạch tuộc, ghẹ..)…

Ngoài ra, Trung Đông - có cộng đồng Hồi giáo khoảng 1,8 tỷ người, với tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất thế giới gần 3%/năm, cũng là thị trường tiềm năng cho mặt hàng thủy sản.

Cần có chính sách kích cầu

Tuy nhiên, theo VASEP, để khai thác tốt các thị trường, yêu cầu đầu tiên là phải có đủ nguyên liệu để chế biến. Cả nước có khoảng 700 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp nhưng hiện nguyên liệu chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Ngoài lý do nguồn khai thác hải sản đang bị cạn kiệt thì việc nhiều ngư dân chuyển nghề do chi phí đánh bắt tăng cao cũng khiến nguồn cung bị hạn chế.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu ở miền Trung và Nam Trung bộ như Bình Thuận hay ven biển Nam bộ như Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang cho biết, chỉ đáp ứng được khoảng 40% - 50% các đơn hàng nhập khẩu mực và bạch tuộc.

Để có thể nâng cao kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn cuối năm, ngoài việc doanh nghiệp tích cực tiếp cận với các kỳ hội chợ thương mại sắp diễn ra tại EU, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản... nhằm tìm đối tác mới, Chính phủ nên xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản (thuế suất 0%) vì theo VASEP, các nước trong khu vực đều giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản xuống 0%.

(Tin kinh tế hàng ngày)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Việt Nam bắt đầu thí điểm chương trình truy xuất nguồn gốc hàng thủy sản
  • Nguyên liệu thuỷ sản trong xu hướng tăng giá
  • Canađa - thị trường tiềm năng cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam
  • Yêu cầu doanh nghiệp nghiêm túc rà soát chất lượng trong chăn nuôi thuỷ sản
  • Xuất khẩu thuỷ sản sẽ tăng nhờ mùa Noel và Tết dương lịch
  • Quyết định của EC gây khó cho xuất khẩu thủy sản
  • Khủng hoảng cá tra đang “rình rập”
  • Sản phẩm thủy sản Việt Nam được khẳng định tại thị trường Mỹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container