Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Trung Quốc, Li Zibin đã ra lời kêu gọi sự hỗ trợ lớn hơn từ phía Chính phủ trong một cảnh báo đối với các thành viên về những điều kiện kinh tế khắc nghiệt sẽ đến trong thời gian tới.
Ông Li Zibin nói rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ tác động đến kinh tế thế giới nói chung, trong đó có nền kinh tế Trung Quốc và các SME cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả. Ông này hối thúc Chính phủ và các SME phối hợp cùng nhau giải quyết các khó khăn trước mắt. Hiện nay, các SME ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tạo thêm việc làm và phát triển các phát minh sáng chế.
Tổng số các SME đăng ký tại Trung Quốc vượt con số 4,3 triệu doanh nghiệp và đóng góp gần 60% GDP của Trung Quốc, 50% thu nhập từ thuế, 68% tổng xuất khẩu và 75% việc làm mới được tạo ra hàng năm. Trong số các SME, trên 95% thuộc sở hữu tư nhân, chiếm 66% tổng số các đơn xin cấp bản quyền phát minh, sáng chế của nước này và phát triển 82% các sản phẩm mới.
Kể từ cuối năm ngoái, rất nhiều các SME Trung Quốc đối mặt với sức ép hoạt động, trong đó có tình trạng khó khăn về tín dụng do các chính sách tiền tệ và tài khoá thắt chắt, chi phí xuất khẩu gia tăng do đồng NDT liên tiếp tăng giá. Những sức ép này vẫn tiếp tục tăng lên và tình trạng mà các SME phải đối mặt ngày càng khắt nghiệt hơn.
Chính phủ Trung Quốc đã đề ra nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ các SME, bao gồm tăng mức hoàn thuế xuất khẩu, nới lỏng các điều kiện tín dụng. Trong gói các biện pháp kích thích tài khoá và tiền tệ trị giá 4.000 tỷ Nhân dân tệ công bố ngày 9/11/2008, Trung Quốc sẽ mở rộng cải cách các quy định về thuế giá trị gia tăng (VAT) với việc cắt giảm gánh nặng thuế doanh nghiệp 120 tỷ Nhân dân tệ.
Ngày 4/1, Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc công bố sáu biện pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này giải quyết khó khăn trong sản xuất và kinh doanh, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
Làm gì để “gỡ rối” cho hơn 350.000 doanh nghiệp này chính là chủ đề mà các nhà lãnh đạo và chuyên gia kinh tế trong nước ngồi lại thảo luận và đưa ra giải pháp vào sáng 18/12 tại Đà Nẵng.
Là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), ICE - Công ty Cổ phần Mua bán doanh nghiệp và Kết nối đầu tư quốc tế - cho biết đang hướng "tầm ngắm" tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo đề xuất việc thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nhằm tài trợ các chương trình trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV.
Chiều 3-12, Đại hội đồng Liên minh HTX quốc tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương (ICA-AP) lần thứ 8, Diễn đàn HTX khu vực châu Á- Thái Bình Dương lần thứ 5 với chủ đề “Lợi thế HTX trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu” đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Cùng phục vụ các hộ nông dân sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được miễn thủy lợi phí (TLP), nhưng khi các công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhà nước đã được nhận số tiền cấp bù miễn TLP theo quy định của Nghị định 154/2008/NĐ-CP ngày 15-10-2007 của Chính phủ và Thông tư số 26/2008/TT-BTC ngày 28-3-2008 của Bộ Tài chính thì nhiều hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tự bơm tưới tiêu vẫn đang phải chịu cảnh "mỏi mắt" đợi chờ…
Làm gì để nâng cao khả năng tái đầu tư vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh? Làm gì để hạn chế thiệt hại đầu ra của sản phẩm do giá cả biến động thất thường? Tất cả những vấn đề trên đã được đặt ra trong buổi tọa đàm HTX sản xuất kinh doanh mạnh năm 2008 vừa được Liên minh các HTX Phú Yên tổ chức tại TP Tuy Hòa...
Trong 2 tháng qua, cùng với chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, lãi suất cho vay đã giảm, khó khăn về vốn của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã phần nào được tháo gỡ. Song, doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt với thách thức mới: Năm 2009 được dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục còn nhiều khó khăn, Việt Nam mở cửa cho thị trường bán lẻ… Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu nhìn ở góc độ tích cực đây là điều kiện thúc đẩy các DN liên kết lại để tận dụng cơ hội và có chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả.
Các doanh nghiệp nhỏ là trái tim và tâm hồn của nền kinh tế thế giới chúng ta. Họ tạo ra, gợi cảm hứng và thay đổi một cách cơ bản cuộc sống của con người.
Thực chất của marketing là thấu hiểu nhu cầu khách hàng và qua đó phát triển một kế hoạch sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Mọi doanh nghiệp đều có tham vọng phát triển lớn mạnh công việc kinh doanh của mình, và con đường hiệu quả nhất để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của bạn là xây dựng nó từng bước một cách có định hướng và sáng tạo.
Marketing cho doanh nghiệp nhỏ có nhiều điểm giống như những công ty lớn khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ có thể tạo ra được ưu thế cho mình thông qua các hoạt động khuếch trương của những nhân vật đứng đầu trong doanh nghiệp.
Nhận định về ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT) của Việt Nam, một chuyên gia Nhật Bản đã từng ví rằng nếu ngành công nghiệp là chiếc ôtô thì CNPT lại chỉ là bánh xe đạp. Một ngành công nghiệp sẽ không thể phát triển nếu không có ngành CNPT tốt, cũng giống như một chiếc ôtô không thể vận hành trên bánh của chiếc xe đạp. Điều này cho thấy sự khập khiễng trong việc phát triển CNPT ở Việt Nam.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước hiện có 349.300 doanh nghiệp (DN), trong đó, hơn 95% là DN nhỏ và vừa (DNNVV). Khối DN này được đánh giá là khu vực kinh tế phát triển năng động của nền kinh tế với việc sử dụng 50,13% lao động, nộp ngân sách chiếm 17,64% và đóng góp 40% GDP.
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ đề xuất việc thành lập quỹ hỗ trợ phát triển, cũng như việc tiếp tục thực hiện mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV.
Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Trung Quốc, Li Zibin đã ra lời kêu gọi sự hỗ trợ lớn hơn từ phía Chính phủ trong một cảnh báo đối với các thành viên về những điều kiện kinh tế khắc nghiệt sẽ đến trong thời gian tới.