Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
* Ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất: Sản phẩm TCMN là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Các mặt hàng TCMN có mức độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua, bình quân khoảng 20%/ năm, với kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD trong năm 2004 và đạt hơn 750 triệu USD vào năm 2007, năm 2008 mặc dù bị tác động ít nhiều của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng đã đạt gần 1 tỷ USD. Thời gian qua, thị trường xuất khẩu hàng TCMN ở nước ta ngày càng được mở rộng, ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan... Hiện hàng TCMN Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đây cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn.
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN trong những năm qua tuy không lớn nhưng có vai trò quan trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, là ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Mặc dù ngành TCMN có kim ngạch xuất khẩu không cao so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước nguồn ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của mình. So với một số mặt
hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là chi phí gia công và khấu hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Theo tính toán, hàng TCMN sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ chiếm từ 3 - 3,5% giá trị xuất khẩu. Mặc dù tiềm năng xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam là rất lớn, nhưng tính bền vững chưa cao. Do quy mô sản xuất nhỏ nên các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN Việt Nam khó đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn của nước ngoài, chưa tạo dựng được sự tin cậy đối với bạn hàng trong những hợp đồng lớn. Điều này dễ thấy khi bạn hàng tìm đến các đối tác khác mạnh hơn về quy mô, vốn, công nghệ... Ngoài ra, một trong những nguyên nhân làm giảm tính cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam là các doanh nghiệp đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường, nhất là thị trường dành cho tạo mẫu và thiết kế. Hệ quả là rất nhiều hàng TCMN Việt Nam không có những công cụ rõ rệt và chưa hướng vào một thị trường cụ thể để chiếm lĩnh nó. Đơn cử với thị trường Nhật Bản, do ít thay đổi về mẫu mã, nên sức hấp dẫn của hàng TCMN Việt Nam vào thị trường này giảm đi nhiều. lượng sản phẩm. Nhật Bản hiện là thị trường chiếm đến gần 30% lượng hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam. Các chuyên gia đến từ nước này khuyến cáo, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng TCMN Việt Nam cần phải chuyên nghiệp hơn nếu muốn thâm nhập sâu vào những thị trường khó tính.
* Cần phát huy thế mạnh từ các làng nghề
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, những năm gần đây, Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD/năm hàng TCMN. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam năm 2005 vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 77 triệu USD hàng TCMN, trong đó 36,8% là hàng gốm sứ, tăng 27,6% so với năm 2005 và gấp 7 lần so với năm 2002. Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN vào Hoa Kỳ lên 3% (đạt kim ngạch 0,4 tỷ USD). Trong khi đó, thị trường EU cũng có nhu cầu rất lớn về mặt hàng này. Theo các chuyên gia, thị trường EU trong những năm qua đã nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD và Việt Nam cũng đã chiếm được 5,4% kim ngạch nhập khẩu trong số đó. Bộ Công Thương nhận định, trong tương lai, EU sẽ là thị trường hứa hẹn của hàng TCMN Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ lệ này lên trên 6,4% (đạt kim ngạch trên 600 triệu USD). Theo Bộ Công Thương, ngoài việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài Chính và các địa phương để giải quyết về vấn đề nguyên liệu, tài chính, mặt bằng sản xuất kinh doanh thì vấn đề đẩy mạnh xúc tiến XK vào một số thị trường trọng điểm sẽ là khâu đột phá để tăng kim ngạch XK trong thời gian tới. Cụ thể như, Hoa Kỳ, mỗi năm NK tới 13 tỉ USD, Việt Nam không chỉ chiếm ở con số 1,5% kim ngạch NK của nước này mà phải là 400 triệu USD vào năm 2010; Thị trường EU, mỗi năm NK khoảng 7 tỉ USD, Việt Nam cũng chỉ chiếm 5,4% trong số kim ngạch đó, đến năm 2010 chúng ta phải XK vào đây 600 triệu USD; Nhật Bản: mỗi năm NK khoảng 2,9 tỉ USD, nhưng Việt Nam chỉ khiêm tốn chiếm 1,7% kim ngạch NK đó, mục tiêu năm 2010 sẽ phải đưa lên trên 4% với kim ngạch khoảng 150 triệu USD.Thị trường Trung Đông là khu vực tiềm năng, mấy năm gần đây các DN cũng đã thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, nhưng chưa đẩy mạnh XK được. Trong thời gian tới, đây vẫn là thị trường ngỏ để các DN tiếp tục thâm nhập Như vậy, việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm TCMN với kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỷ USD hàng TCMN vào năm 2010 là điều có khả năng đạt được .
Muốn vậy, các DN sản xuất hàng TCMN nên chủ động liên kết lại xây dựng làng nghề hoặc cụm sản xuất TCMN. Mỗi cụm hay làng nghề có thể do 5-10 doanh nghiệp cộng tác thành lập, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh như chia sẻ các hợp đồng lớn hoặc phân công phân khúc sản xuất. Tận dụng và phát huy hết công năng cơ sở vật chất và năng suất của máy móc thiết bị tại các đơn vị. Bổ sung lẫn nhau và ổn định việc làm cho lực lượng lao động. Thông qua cụm sản xuất hoặc làng nghề để phô trương khả năng sản xuất, nâng tính phong phú đa dạng sản phẩm thu hút sự quan tâm và lòng tin của người mua hàng. Theo Chủ tịch Hiệp hội xuât khẩu hàng TCMN, thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hơp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành này.
Năm 2010 cần tập trung nỗ lực thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế nhằm tạo bước khởi đầu vững chắc hơn cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015). Đây là nội dung chính trong phiên họp Quốc hội ngày 27/10, về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 2009 và phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010.
Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 và nhiệm vụ năm 2010 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, năm nay là năm có rất nhiều khó khăn và thách thức, nhưng nhờ sự đồng tâm hiệp lực đã đạt được những kết quả quan trọng như kinh tế thoát khỏi suy giảm và đạt tốc độ tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được bảo đảm, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Năm 2008, kim ngạch XNK hai chiều đạt 438,5 triệu USD, tăng tới 80% so với năm 2007. Đối mặt với những khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, nhưng tính đến hết 9 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đạt 251,53 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 187,02 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 64,5 triệu USD.
Tăng trưởng GDP 6,5%. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 41,5% GDP.Cán cân thương mại thâm hụt ước khoảng 12,75 tỷ USD ( nhập siêu). Cán cân thanh toán dự báo thâm hụt khoảng 1,2 tỷ USD.Bội chi ngân sách Nhà nước vào khoảng 6,5% GDP. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 4,6% trên tổng số lao động trong độ tuổi.
Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam Benedict Bingham mới đây đã cảnh báo, song hành cùng tăng trưởng - phục hồi, thâm hụt cán cân tổng thể của Việt Nam có thể lên tới trên 3 tỷ USD, trở thành rủi ro vĩ mô lớn nhất hiện nay.
Kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng sâu đã gây bất lợi cho Việt Nam. Nếu nhận thức và hành động quyết liệt thì nền kinh tế nước ta sẽ tăng trưởng vào quý I năm 2010 và tăng trưởng GDP có thể đạt từ 7,5 tới 8% năm 2010, từ 9 tới 9,5% năm 2011.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi, thị trường bất động sản căn hộ trong quý III/2009 có phần khởi sắc hơn một chút so với quý II/2009, với mức tăng giá trung bình đạt khoảng 0,5% - 0,7% mỗi tháng của quý 3.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Theo TS. Thiên, một trong những cơ sở quan trọng nhất để dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010 và dài hạn hơn là xác định khả năng phản ứng chính sách của Chính phủ trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trong tình trạng bất định cao, nhiều rủi ro và khó dự báo.
Doanh thu của ngành kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới và dự báo sẽ đạt hơn 36 triệu đô la Mỹ (khoảng 642 tỉ đồng) vào năm 2010.
Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu xây dựng, trình phương án điều chỉnh tiền lương và trợ cấp năm 2010 vào tháng 7 này. Theo đó dự kiến lương tối thiểu chung sẽ tăng từ 650.000 đồng lên khoảng 750.000 - 780.000 đồng/tháng.
Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVF) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh 9 tháng, với doanh thu đạt 4.034 tỷ đồng, bằng 103,4% kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế đạt 762 tỷ đồng (sau trích lập dự phòng tín dụng và trích lập dự phòng đầu tư), bằng 191% kế hoạch lợi nhuận năm. Tổng tài sản của PVF tính đến ngày 30/9/2009 là 59.248 tỷ đồng.
Giới nghiên cứu kinh tế ở Phnompenh nhận định thương mại giữa Việt Nam và Campuchia sẽ tăng mạnh trong năm 2010, vượt qua Thái Lan - đối tác thương mại chính của Campuchia trong nhiều năm qua.