Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 10 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2007. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt12,1 tỷ USD, tăng 14,2%.
-Về thị trường: Tiếp tục khai thác triệt để các thị trường trọng điểm có kim ngạch lớn, cụ thể: Đức, Anh, Pháp,Hà Lan, Bỉ, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường “mới” của EU.
-Về mặt hàng: bên cạnh những mặt hàng đã có chỗ đứng trên thị trường như dệt may, giày dép, nông thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ... cần phát triển các mặt hàng mới, có triển vọng tăng kim ngạch như sản phẩm cơ khí, chế tạo (gia công), linh kiện vi tính và điện tử. Định hướng đối với một số mặt hàng cụ thể như sau:
- Dệt may: Năm 2008, EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này. Việt Nam và các nước dệt may khác sẽ phải cạnh tranh gay gắt với ngành dệt may Trung Quốc là nước có sức cạnh tranh cao, chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá. Phấn dadáu, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 2,1 tỷ USD, tăng 13,5%.
- Giày dép: EU là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kỳ, nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng trên 36 tỷ USD/năm. Tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhưng nhìn chung xuất khẩu của Việt Nam còn có nhiều hạn chế như: nhiều nguyên liệu đầu vào của ngành da giày phải nhập khẩu từ bên ngoài, khâu tiêu thụ còn phụ thuộc lớn vào đối tác trong liên doanh, khâu nghiên cứu thị hiếu thị trường, thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm mới còn yếu. Phấn đấu, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 3 tỷ USD, tăng 9,1%.
- Thuỷ sản: EU là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn trên thế giới, nhập khẩu nhiều nhất philê cá đông lạnh chủ yếu là cá tuyết, cá tuyết vàng, và cá tra, sau đó là tôm đông lạnh, và cá ngừ. Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu khoảng 40 tỷ USD.Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU năm 2008 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2007. Phấn dadáu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 1,45 tỷ USD, tăng 16%.
- Cà phê: EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với cà phê Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 45% trong xuất khẩu của Việt Nam. Phấn đấu, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 850 triệu USD, tăng 6,3% .
- Sản phẩm gỗ: là mặt hàng có tiềm năng phát triển do EU là thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới. Nhìn chung, trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã có tiến bộ đáng kể, có thể đáp ứng được yêu cầu tương đối khắt khe của khách hàng EU về chất lượng và quy cách.Đồ gỗ của Việt Nam đã thâm nhập được vào hầu hết các nước EU trong đó những nước nhập khẩu chính là Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 900 triệu USD, tăng 15,4%.
Một số điểm đáng lưu ý với thị trường EU năm 2009 :
-EU không gia hạn quy chế GSP đối với hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam
-Tại EU, theo Hiệp định “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT), được ban hành nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc; Quyết định ngày 22/9/2008 của Hội đồng Châu Âu thiết lập hệ thống phòng ngừa và ngăn chặn đánh bắt kinh doanh cá bất hợp pháp...
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào EU giai đoạn 2009-2010
Đơn vị tính: Kim ngạch: triệu USD; tăng %
Nội dung | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | 2009-2010 | ||||
| Trị giá | Tăng | Trị giá | Tăng | Trị giá | Tăng | Trị giá | tăng |
Tổng KN XK vào EU | 10.000 | 17,6 | 10.600 | 6,0 | 12.100 | 14,2 | 22.700 | 6,7 |
KNXK các mặt hàng chủ lực | 6.990 | 17,6 | 7.430 | 6,3 | 8.300 | 11,7 | 15.730 | 6,0 |
Dệt May | 1.750 | 20,7 | 1.850 | 5,7 | 2.100 | 13,5 | 3.950 | 6,4 |
Giày dép | 2.600 | 21,3 | 2.750 | 5,8 | 3.000 | 9,1 | 5.750 | 5,0 |
Thuỷ sản | 1.100 | 20,6 | 1.250 | 13,6 | 1.450 | 16,0 | 2.700 | 9,9 |
Cà phê | 820 | -2,4 | 800 | -2,4 | 850 | 6,3 | 1.650 | 1,3 |
Sản phẩm gỗ | 720 | 20,0 | 780 | 8,3 | 900 | 15,4 | 2.400 | 7,9 |
(Theo Vinanet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com