Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tây Sơn: Đầu tư phát triển các cụm, điểm công nghiệp và làng nghề

Thực hiện chương trình đầu tư phát triển các cụm, điểm công nghiệp (CN) và làng nghề trên địa bàn huyện giai đoạn 2006 - 2010, thời gian qua hoạt động sản xuất CN - TTCN trên địa bàn huyện Tây Sơn đã có bước chuyển biến khá rõ nét...

 

Sản xuất gạch, ngói ở Tây Sơn. Ảnh: Văn Lưu

 

Nhờ tập trung đầu tư phát triển các cụm, điểm CN trên địa bàn, giá trị sản xuất TTCN của huyện năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,5%, vượt 10% so với kế hoạch. Số cơ sở sản xuất và số lao động CN-TTCN trong 3 năm qua đều tăng đáng kể. Năm 2006, toàn huyện có 1.871 cơ sở sản xuất CN-TTCN, đến năm 2008 tăng lên 2.315, tăng 444 cơ sở. Số lao động tăng từ 4.894 người năm 2006 lên 7.100 người năm 2008, tăng hơn 2.200 người. Hiện nay trên địa bàn huyện có 4 cụm CN (CCN), 11 điểm CN và 19 làng nghề. Nhìn chung hầu hết các cụm, điểm CN trên địa bàn đã có các DN đăng ký đầu tư sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả tích cực.

Tuy nhiên việc đầu tư phát triển các cụm, điểm CN, TTCN và làng nghề ở Tây Sơn trong những năm qua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đáng chú ý là công tác quy hoạch còn chậm, chưa đồng bộ; có cụm, điểm CN các cơ sở đã đi vào hoạt động ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chưa đạt tiến độ đề ra, làm hạn chế việc đầu tư phát triển sản xuất trong các cụm, điểm CN. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm, điểm CN còn hạn chế, gây khó khăn không nhỏ trong công tác kêu gọi xúc tiến đầu tư. Các dịch vụ như viễn thông, tài chính… chưa được triển khai thực hiện. Các làng nghề hiện có trên địa bàn huyện chưa đạt chuẩn, chưa làng nghề nào được UBND tỉnh có quyết định công nhận; sản phẩm các làng nghề truyền thống chậm phát triển, mẫu mã còn đơn điệu chưa đáp ứng kịp thời thị hiếu của thị trường. Công tác quảng bá, kêu gọi thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế. Đa số các DN đầu tư cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, sản phẩm chưa mang hàm lượng công nghệ nên sức cạnh tranh thấp... 

Để tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển các cụm, điểm CN và làng nghề trên địa bàn huyện giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, Tây Sơn đang tập trung sắp xếp lại và tiếp tục quy hoạch chi tiết các CCN hiện có, đồng thời lập hồ sơ đề nghị tỉnh bổ sung quy hoạch CCN Cầu 16 ở thôn Thượng Sơn xã Tây Thuận. Như vậy, Tây Sơn có 6 CCN với tổng diện tích là 186,5 ha gồm: CCN Cầu 16, Tây Giang, Phú An, Cầu Nước Xanh, Hóc Bợm và Trường Định, trong đó 2 CCN Phú An và Hóc Bợm sẽ được mở rộng thêm diện tích mỗi cụm 10 ha.

Về điểm CN, thời gian tới sẽ tập trung quy hoạch, mở rộng diện tích 7 điểm CN trên địa bàn huyện với tổng diện tích 86,6 ha gồm các điểm CN Gò Giữa (Tây Giang), Gó Đá (Bình Tường), điểm CN Tây Xuân, Bình Nghi, Gò Cầy (Bình Thành), Rẫy Ông Thơ (Tây An), và điểm CN Bình Tân, giảm 4 điểm so với hiện nay.

Về làng nghề, huyện sẽ điều chỉnh quy hoạch giảm 16 làng nghề, tăng cường đầu tư phát triển 4 làng nghề còn lại theo quy hoạch của huyện gồm: Làng nghề sản xuất bánh tráng ở thôn Kiên Long xã Bình Thành, thôn Thuận Truyền xã Bình Thuận; làng nghề nón lá Thuận Hạnh và bổ sung quy hoạch phát triển thêm 1 làng nghề đan lát mỹ nghệ bằng mây tre và dệt thổ cẩm của đồng bào Bana ở làng Giọt xã Vĩnh An. Trong 4 làng nghề nói trên, phấn đấu đến năm 2010 sẽ có 2 làng được chọn để tăng cường đầu tư và lập hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề. Trước mắt huyện sẽ tăng cường kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng, phấn đấu đến năm 2010 có trên 50% diện tích mặt bằng ở các cụm, điểm CN các cơ sở sản xuất tham gia đầu tư đi vào ổn định, thu hút lao động mới tại địa phương hàng năm trên 600 người nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang CN và dịch vụ. Đồng thời huyện sẽ đẩy mạnh huy động nguồn vốn để phát triển CN, chú trọng công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt quan tâm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất CN-TTCN, đưa giá trị sản xuất CN-TTCN cả huyện đạt 60% trong cơ cấu kinh tế vào năm 2010...

(Theo Hoàng Chi // Báo Bình Định )

  • 2010 Việt Nam còn 10 - 11% hộ nghèo: "Hoàn toàn khả thi"
  • Việt Nam - Ấn Độ hướng tới kim ngạch 3 tỷ USD vào 2010
  • Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010
  • Tái cấu trúc và phát triển doanh nghiệp Nhà nước
  • Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009: ADB dự báo đạt 4,7%
  • Hướng đi nào để ĐBSCL phát triển bền vững ?
  • Ngành dệt may chuẩn bị đối phó với rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ
  • Doanh nghiệp xuất khẩu ngành da giày cần biết: Xu hướng Giày thể thao cho trẻ em Xuân/Hè năm 2010 tại Đức
  • Tây Sơn: Đầu tư phát triển các cụm, điểm công nghiệp và làng nghề
  • Thí điểm trung tâm hỗ trợ người nộp thuế vào 2010
  • Đã có quy định giá bán điện theo thị trường cho năm 2010
  • Kịch bản kinh tế Việt Nam 2010: có thể đạt mức tăng trưởng 6,5%
  • HSBC nhận định: Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trong năm 2010
  • Điện mua ngoài EVN sẽ ngày càng tăng cao
  • Nhiều chỉ tiêu kinh tế 2010 dự kiến cao hơn 2009