Ðể vực dậy nền kinh tế và khuyến khích người nghèo làm việc, Chính phủ Hàn Quốc sẽ giảm thuế, nới lỏng quy chế, phát triển dịch vụ và thu hút đầu tư, giảm lãi suất áp dụng cho người dân, cũng như các công ty vừa và nhỏ.
Khôi phục nền kinh tế là một trong những vấn đề cấp bách của toàn thế giới trong năm 2009. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ các nước phát triển cuối năm 2008 đã tác động mạnh tới các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Hàn Quốc. Trụ vững trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 70 của thế kỷ trước và cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Hàn Quốc đã phát triển thành công ngành công nghiệp nặng và đang mở ra kỷ nguyên mới trong ngành công nghệ thông tin.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak tuyên bố sẽ hành động khẩn cấp nhằm đẩy nhanh tiến trình cải tổ, khôi phục kinh tế, cải thiện phúc lợi, nhằm bảo đảm cuộc sống cho đối tượng nghèo và thất nghiệp, góp phần giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
Bốn mục tiêu lớn mà Chính phủ nước này đưa ra trong năm 2009 gồm: thực thi các biện pháp khẩn cấp nhằm đối phó khủng hoảng kinh tế; triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm bảo đảm và cải thiện dân sinh; thúc đẩy cải cách nhằm đưa Hàn Quốc tham gia nhóm các nước phát triển; đẩy nhanh quá trình chuẩn bị cho sự phát triển "tăng trưởng xanh" trong tương lai.
Ðể vực dậy nền kinh tế và khuyến khích người nghèo làm việc, Chính phủ Hàn Quốc sẽ giảm thuế, nới lỏng quy chế, phát triển dịch vụ và thu hút đầu tư, giảm lãi suất áp dụng cho người dân, cũng như các công ty vừa và nhỏ.
Chính phủ chọn 17 ngành công nghiệp làm động lực tăng trưởng kinh tế trong tương lai, thuộc ba lĩnh vực chính: công nghệ xanh, công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Công nghệ xanh bao gồm các nguồn năng lượng mới và tái sinh, năng lượng có hàm lượng các-bon thấp, quản lý nước công nghệ cao, ứng dụng công nghệ LED, hệ thống giao thông tiết kiệm năng lượng và thành phố xanh công nghệ cao. Công nghiệp công nghệ cao sẽ tập trung vào các lĩnh vực như kết hợp viễn thông và phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin, ứng dụng robot, vật liệu mới và công nghệ nano, dược phẩm sinh học, y học công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm có giá trị gia tăng cao.
Trong lĩnh vực dịch vụ giá trị gia tăng cao, Chính phủ Hàn Quốc sẽ thúc đẩy dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và tài chính toàn cầu, nội dung và phần mềm, hội thảo và du lịch. Dịch vụ hội thảo sẽ tập trung vào các hội nghị doanh nghiệp, hội nghị quốc tế và triển lãm.
Chính phủ dự kiến sẽ tạo nền tảng tăng trưởng kinh tế qua việc mở rộng thị trường và phát triển các công nghệ cơ bản và ứng dụng trong giai đoạn đầu và tạo ra giá trị gia tăng khoảng 600 tỷ USD trong mười năm tới và tạo ra khoảng 3,5 triệu việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu trong các ngành này lên 700 triệu USD vào năm 2018. Sự kết hợp giữa các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp kinh tế Hàn Quốc vượt qua khó khăn hiện nay và tiếp tục phát triển mạnh.
Năm 2009, Hàn Quốc đặt mục tiêu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP là 3%. Với mục tiêu vượt qua khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho tương lai, Chính phủ sẽ tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua các biện pháp cắt giảm thuế, tăng chi ngân sách và bảo đảm tính thanh khoản; loại bỏ những công ty làm ăn thua lỗ và hỗ trợ những doanh nghiệp có tiềm năng cũng như những công ty vừa và nhỏ. Ðặc biệt, Chính phủ sẽ trợ giúp để những người có thu nhập thấp bảo đảm cuộc sống trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Những đối tượng này cũng sẽ được hưởng ưu đãi về giáo dục như được cấp học bổng hoặc hỗ trợ về tài chính.
Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho những người mất việc làm hay phải đóng cửa cơ sở sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Với hy vọng góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế trước mắt và thúc đẩy kinh tế Hàn Quốc trong tương lai, Chính phủ Hàn Quốc bắt tay thực hiện "Chính sách kinh tế xã hội mới", với chi phí lên đến 38 tỷ USD, trong đó đã giải ngân ba tỷ USD, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng để tạo việc làm, tạo điều kiện cho ngành xây dựng cũng như kinh tế địa phương phát triển.
Theo kế hoạch, năm 2009, Chính phủ sẽ cải tạo lại bốn con sông lớn trên toàn quốc, xây dựng mạng lưới giao thông vận tải đa chiều; xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin xanh, phát triển các nguồn nước thay thế, xây dựng các đập chắn nước vừa và nhỏ, phát triển các loại ô-tô thân thiện môi trường và nguồn năng lượng sạch; thực hiện các dự án tái chế năng lượng....
Ngoài ra, Chính phủ sẽ đẩy mạnh các chương trình sử dụng năng lượng sinh khối, xây dựng mô hình "nhà ở, trường học và công sở xanh".
Theo các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Hàn Quốc sẽ phục hồi nhanh hơn dự kiến nếu giá dầu mỏ, tỷ giá hối đoái và giá tiêu dùng trong nước tiếp tục ổn định và thặng dư cán cân vãng lai được duy trì. Giá dầu mỏ giảm sẽ góp phần kiềm chế lạm phát và cải thiện khả năng thanh toán quốc tế của các công ty trong nước. Tỷ giá hối đoái ổn định sẽ giúp giảm chi phí nhập khẩu, bình ổn giá tiêu dùng, tăng cường tính thanh khoản bằng ngoại tệ và giải tỏa lo ngại về khủng hoảng tài chính.
Mặc dù khối lượng giao dịch thương mại sẽ giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng thặng dư cán cân vãng lai sẽ đóng vai trò quan trọng để đưa Hàn Quốc vượt qua khủng hoảng.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đã có những giải pháp hợp lý như cắt giảm thuế và tăng chi ngân sách để đối phó tình hình suy giảm kinh tế. Với nền tảng tài chính vững chắc, Hàn Quốc sẽ không gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các biện pháp can thiệp tài chính mạnh mẽ.
“Cơn bão” khủng hoảng kinh tế - tài chính đang là chất xúc tác cho khủng hoảng chính trị - xã hội không chỉ tại một vài quốc gia.
Chính phủ Nga vừa đưa ra những biện pháp nhằm ổn định thị trường lao động trong bối cảnh hơn 1,7 triệu người Nga mất việc làm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Phần đông người Việt Nam đồng ý rằng con số thất nghiệp sẽ gia tăng trong năm 2009, nhưng một tỷ lệ khá cao, khoảng 2/3, tin rằng "công việc của họ vẫn an toàn".
Số người mất việc đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ lên tới con số kỷ lục- gần 5 triệu người, trong khi chỉ có khoảng 600.000 việc làm mới được tạo ra.
Theo báo cáo do Tổ chức Lao động quốc tế công bố ngày 18/2, một số nước châu Á có tỷ lệ thất nghiệp khá cao, trong đó có Indonesia và Philippines
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang đe dọa đến việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo toàn cầu. Trong đó Việt Nam nằm trong nhóm những nước có nguy cơ rủi ro cao nhất về tình trạng tái nghèo, theo đánh giá của World Bank.
Việc các nước lớn trong Liên minh châu Âu (EU) tung ra hàng chục tỷ euro để cứu trợ hệ thống ngân hàng và ngành công nghiệp yếu kém của mình, mà ít quan tâm tới một giải pháp hỗ trợ chung với các nước nhỏ hơn, đang khiến nội bộ EU "lục đục".
Trả lời phỏng vấn trên chương trình truyền hình "Tin tức tuần" ngày 15/2, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định rằng tình hình ở nước Nga, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu, mặc dù phức tạp nhưng vẫn kiểm soát được.
Theo Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), khoảng 40 trong số 107 nước đang phát triển có nguy cơ bị ảnh hưởng cao do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước còn lại có khả năng bị ảnh hưởng trung bình và chỉ có 10% các nước bị ảnh hưởng nhẹ.
Trong tuần qua, sau khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) kết thúc mà không đưa ra được một giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang lan rộng, thì những dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới càng phủ thêm bóng mây đen lên bức tranh kinh tế thế giới vốn đã ảm đạm.
Các tổ chức quốc tế ngày 28/1 cảnh báo từ nay đến cuối năm, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có thể khiến hơn 50 triệu người mất việc làm. Dự báo này đã phủ bóng đen lên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thường niên lần thứ 39 đang diễn ra ở Đa-vốt (Davos/Thụy Sĩ).
Ðể vực dậy nền kinh tế và khuyến khích người nghèo làm việc, Chính phủ Hàn Quốc sẽ giảm thuế, nới lỏng quy chế, phát triển dịch vụ và thu hút đầu tư, giảm lãi suất áp dụng cho người dân, cũng như các công ty vừa và nhỏ.
Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos đã bế mạc hôm 1/1 tại Thụy Sĩ mà không đưa ra được giải pháp rõ ràng cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.
Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso cam kết sẽ cung cấp khoảng 17 tỷ USD để giúp vực dậy nền kinh tế châu Á và ổn định thị trường tài chính toàn cầu