Trong tuyên bố chung, được đưa ra sau cuộc họp thường niên ngày 26/8 ở Tôkyô (Nhật Bản), các bộ trưởng kinh tế Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN) cho biết, các nước thành viên khối này đang cố gắng thông qua một hiệp định tự do kinh tế toàn diện vừa được hoàn tất với Nhật Bản.
Thỏa thuận này, còn gọi là Hiệp định Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản (CEPA), dự kiến có hiệu lực vào trước cuối năm nay.
Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Xingapo, Lim Hng Kiang, người chủ tọa cuộc họp trên, nói rằng một vài nước có những yêu cầu khó khăn hơn, nhưng các nước còn lại đều đảm bảo rằng tất cả các nước ASEAN muốn thông qua thỏa thuận này càng sớm càng tốt nhằm đem lại lợi ích cho các cộng đồng doanh nghiệp trong khối.
Một quan chức cấp cao của Philíppin nói rằng SEPA ASEAN-Nhật Bản, được coi là FTA đầu tiền của Nhật Bản với một khu vực, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/10, trên cơ sở hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau khi Nhật Bản và ít nhất một trong 10 nước ASEAN hoàn tất các thủ tục trong nước để thông qua nó. SEPA đã được Quốc hội Nhật Bản phê chuẩn vào tháng 6/08. Xingapo cũng đã thông qua hiệp định này.
SEPA với ASEAN bao trùm không chỉ thương mại hàng hóa, mà còn các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Theo thỏa thuận, Nhật Bản sẽ hủy bỏ thuế đối với 93% giá trị hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN trong vòng 10 năm kể từ khi SEPA có hiệu lực. Trái lại, 6 nước thành viên chủ chốt trong ASEAN là Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan sẽ bãi bỏ thuế đối với 90% hàng hóa nhập từ Nhật Bản. Bốn nước kém phát triển hơn trong khối là Lào, Campuchia, Mianma và Việt Nam sẽ có lộ trình cắt giảm thuế chậm hơn.
Về hợp tác kinh tế nội vùng, các nước thành viên ASEAN cũng đã hoàn tất thỏa thuận đầu tư ASEAN và thỏa thuận buôn bán hàng hóa ASEAN, dự kiến sẽ được ký tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN tại Băngcốc vào tháng 12 tới.
Theo thống kê, năm 2007, ASEAN đã thu hút 61,5 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 21% so với năm 2006 và là mức cao nhất kể từ cuộc khoảng hoảng tài chính châu Á 1997/98. Liên minh châu Âu (EU) là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào ASEAN, với 14 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản, với 8,9 tỷ USD.
Ngày 29/8, Chính phủ Nhật Bản đã công bố chương trình cả gói trị giá 11.700 tỷ yên (khoảng 111 tỷ USD) nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách giảm bớt những tác động tiêu cực do giá năng lượng và nguyên liệu thô tăng cao.
Trong tuyên bố chung, được đưa ra sau cuộc họp thường niên ngày 26/8 ở Tôkyô (Nhật Bản), các bộ trưởng kinh tế Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN) cho biết, các nước thành viên khối này đang cố gắng thông qua một hiệp định tự do kinh tế toàn diện vừa được hoàn tất với Nhật Bản.
Hai liên doanh Nhật Bản đã ký hợp đồng xây dựng hai kho cảng hàng hoá và container tại cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải, nằm ở phía bắc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.Hai đối tác liên doanh này bao gồm các đối tác là công ty Toa &Toyo và Penta & Rinkai.
Hãng chế tạo ô tô Toyoto Motor Corp. của Nhật Bản vừa thông báo sẽ tăng trung bình 3% giá hai loại xe động cơ lai (hybrid-chạy kết hợp bằng xăng và điện) Prius và Harrier tại thị trường trong nước từ ngày 1/9, và tăng 2% giá một số loại xe khác, trong đó có loại xe tải nhỏ Dyna và Toyoace.
Cơ quan Hải quan Nhật Bản cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đã đạt trên 8,1 tỷ USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 4,2 tỷ USD, tăng 41,7%, và nhập khẩu từ thị trường này đạt 3,9 tỷ USD, tăng 49,8%. Như vậy, Việt Nam thặng dư thương mại 351 triệu USD với Nhật Bản trong nửa đầu năm này.
"Ngày hội Công nghệ thông tin Nhật Bản-2008" với sự tham dự của 100 doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam và Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, 30 doanh nghiệp phầm mềm đến từ Nhật Bản sẽ diễn ra tại Hà Nội trong 2 ngày 3 và 4/9.
Theo nguồn tin của hải quan Nhật Bản, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản năm nay có thể đạt 16,2 tỷ USD, vượt xa mục tiêu do lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra là 15 tỷ USD vào năm 2010.
Chủ tịch Tổ chức nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản Hồ Đức Việt bày tỏ mong muốn tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác với các địa phương của Việt Nam, nhất là tỉnh Quảng Nam - nơi các thương gia Nhật Bản đã đến giao lưu buôn bán từ hơn bốn thế kỷ trước.
Ngày 25/8, nhà thầu Taisei-Kajima-Nippon Stell (TKN) của Nhật Bản đã khởi động lại việc thi công cầu Cần Thơ sau gần 1 năm đình trệ do vụ tai nạn thảm khốc sập nhịp dẫn cầu đang thi công hồi tháng 9/2007.
Trong tuyên bố chung, được đưa ra sau cuộc họp thường niên ngày 26/8 ở Tokyo (Nhật Bản), các bộ trưởng kinh tế ASEAN cho biết, các nước thành viên khối này đang cố gắng thông qua Hiệp định Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản (CEPA), dự kiến có hiệu lực vào trước cuối năm nay.
Hai liên doanh Nhật Bản đã ký hợp đồng xây dựng hai kho cảng hàng hoá và container tại cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải, nằm ở phía bắc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.Hai đối tác liên doanh này bao gồm các đối tác là công ty Toa &Toyo và Penta & Rinkai.
Hãng chế tạo ô tô Toyoto Motor Corp. của Nhật Bản vừa thông báo sẽ tăng trung bình 3% giá hai loại xe động cơ lai (hybrid-chạy kết hợp bằng xăng và điện) Prius và Harrier tại thị trường trong nước từ ngày 1/9, và tăng 2% giá một số loại xe khác, trong đó có loại xe tải nhỏ Dyna và Toyoace.
Cơ quan Hải quan Nhật Bản cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đã đạt trên 8,1 tỷ USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 4,2 tỷ USD, tăng 41,7%, và nhập khẩu từ thị trường này đạt 3,9 tỷ USD, tăng 49,8%. Như vậy, Việt Nam thặng dư thương mại 351 triệu USD với Nhật Bản trong nửa đầu năm này.